Vị hoàng đế Trung Hoa đầy tham vọng bị người thân làm cho chết cay đắng?

Lịch sử phong kiến Trung Quốc từng ghi nhận một hoàng đế mà cho đến nay vẫn không ai dám chắc thời điểm qua đời. Đó là hoàng đế từng được Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương “chọn mặt gửi vàng”.

Vị hoàng đế Trung Hoa đầy tham vọng bị người thân làm cho chết cay đắng? - 1

Hoàng đế thứ hai nhà Minh chỉ nắm quyền vỏn vẹn trong 4 năm.

Minh Huệ Đế (1377-?), tự Doãn Văn, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ hai của thái tử Chu Tiêu. Do cha và anh trai mất sớm nên Minh Huệ Đế được ông nội Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chọn làm người kế vị.

Tháng 5 nhuận năm 1398, Thái Tổ bệnh mất, Doãn Văn lên ngôi, đóng đô ở Nam Kinh. Ông thay đổi chính sách của ông mình, giảm bớt hình phạt nghiêm khắc, tha nhiều tù nhân và thâu tóm quyền lực về tay mình.

Một năm sau, người chú thứ tư của Minh Huệ Đế là Yên vương Chu Đệ khởi binh. Sau 3 năm giao tranh, cuối cùng, Chu Đệ chiếm được Nam Kinh, nhưng số phận Minh Huệ Đế ra sao thì cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Nắm quyền không lâu thì biến loạn

Theo Minh sử - cuốn sử ký chép lại chi tiết lịch sử nhà Minh, thời kỳ Minh Thái Tổ trị vì, để củng cố hoàng thất, ông đã phong cho con cháu làm phiên vương, nắm giữ binh quyền tại đất phong và đều có quân đội riêng để tự vệ.

Sau khi lên ngôi, Huệ Đế cho triệu các phiên vương về kinh để tiến hành bãi bỏ phiên vương. Chỉ tin dùng 3 người thân cận và từng bước làm suy yếu quyền lực của các phiên vương khác.

Năm 1398, Huệ Đế giam lỏng và ép gia tộc Tương vương Bách phải tự thiêu, còn Tề vương Phù, Đại vương Quế bị giáng làm thứ dân..

Vị hoàng đế Trung Hoa đầy tham vọng bị người thân làm cho chết cay đắng? - 2

Minh Huệ Tông muốn thâu tóm quyền lực, dẫn đến kết cục bị hoàng tộc phế truất (ảnh minh họa từ phim truyền hình Trung Quốc).

'Khi binh mã phụng mệnh hoàng đế đến bắt Yên vương Chu Đệ ở Bắc Kinh thì Chu Đệ đã công khai ý đồ làm phản. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến nhà Minh kéo dài gần 4 năm.

Quân đội triều đình đông đảo gấp nhiều lần, nhưng Yên vương Chu Đệ chiến dấu như thể mỗi trận đánh là một trận quyết tử. Đội quân của Yên vương chủ yếu là kỵ binh nên ít phụ thuộc vào quân lương tiếp tế.

Tháng 4 năm 1402, quân triều đình thua to tại Hoài Bắc, quân của Chu Đệ thừa thắng tiến thẳng đến kinh đô Nam Kinh.

Theo Qulishi, số quan lại đầu hàng Chu Đệ chỉ 4 người. Những người khác bỏ trốn hoặc tự sát trong phủ. Số người chết khi quân Chu Đệ tiến vào kinh thành ước tính lên tới hàng ngàn người.

Minh sử chép rằng, khi Yên vương Chu Đệ đến nơi thì hoàng cung đã bốc cháy ngùn ngụt. Dập tắt hỏa hoạn, Chu Đệ tìm thấy 3 thi thể bị bỏng nặng đến mức không nhận dạng được, cho đó là xác của Huệ Đế, Hoàng hậu và thái tử.

Yên vương Chu đệ sau đó trở thành người nối ngôi nhà Minh, gọi là Minh Thành Tổ.

Bí ẩn cái chết của hoàng đế nối nghiệp Chu Nguyên Chương

Dưới thời Minh Thành Tổ, giai đoạn trị vì của Huệ Đế không bao giờ được nhắc đến. Mãi đến năm 1595, Minh Huệ Đế mới được công nhận trở lại là hoàng đế thứ hai của nhà Minh.

Suốt một thế kỷ sau đó, những câu chuyện về Minh Huệ Đế bắt đầu được lan truyền, rằng Huệ Đế là một vị minh quân nhân từ và chính trực, bị người chú Chu Đệ khởi binh lật đổ.

Minh Huệ Đế có thực sự chết cháy ở Nam Kinh năm 1402 hay không thì cho đến nay không ai dám chắc. Cuốn Minh Sử ghi chép theo sự giám sát của Chu Đệ nên dĩ nhiên chỉ nhắc đến chuyện có thi thể chết cháy trong cung.

Vị hoàng đế Trung Hoa đầy tham vọng bị người thân làm cho chết cay đắng? - 3

Tử Cấm Thành là nơi ở của hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc.

Đến thời nhà Thanh, các học giả thời kỳ này để lại nhiều tài liệu, cuốn sách coi Minh Huệ Đế tự thiêu trong cung là quan niệm chính thống.

Theo Qulishi, những người không tin rằng hoàng đế nhà Minh tự thiêu thì đặt ra hàng loạt câu hỏi. Ở thời điểm đó, có lý do nào nói hoàng đế tự thiêu? Làm sao xác định thi thể trong đám cháy đó là Minh Huệ Đế? Rất có thể vì không xác định được danh tính Minh Huệ Đế nên Chu Đệ đã chọn bừa xác chết để lấy cớ lên ngôi.

Giả thuyết cho rằng Minh Huệ Đế đã trở thành nhà sư cũng được truyền bá rộng rãi. Có sách chép rằng, khi kinh thành Nam Kinh bị công phá, Minh Huệ Đế đã giả thành hòa thượng bỏ trốn.

Minh Huệ Đế trở thành nhà sư rồi lưu lạc, mãi tới khi Chu Đệ chết mới trở về. Chuyện Minh Huệ Đế tới khi Chu Đệ chết mới trở về còn được ghi chép trong nhiều sách vở khác và đều thống nhất chi tiết sau khi chết, ông được chôn cất ở Bắc Kinh.

Có thể nói, được Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương - người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, chọn làm người kế vị nhưng Minh Huệ Đế tỏ ra còn quá non nớt.

Lên ngôi ở tuổi 21, Huệ Đế đã quá vội vàng thanh trừng hoàng tộc, lại không biết trọng dụng người tài, thể hiện quyền sinh sát quá mức. Đó là lý do hoàng đế thứ hai nhà Minh nhanh chóng thất bại chỉ sau 4 năm cầm quyền.

Cái chết bí ẩn của Minh Huệ Đế khép lại cuộc đời ngắn ngủi của một trong những hoàng đế từng được kỳ vọng nhiều nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, theo Qulishi.

Kết cục bi thảm của Hoàng đế Trung Hoa “sinh nhầm thời đại”

Ít người biết rằng nằm giữa triều đại nhà Hán, có một hoàng đế Trung Quốc lập ra triều đại mới, nắm quyền 16 năm....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN