“Cạch mặt” Trung Quốc, Ấn Độ hướng về phía Mỹ và Nhật Bản

Theo hãng tin Sputnik, Nhật Bản đã công khai ủng hộ Ấn Độ về vấn đề xung đột ở Doklam, trong khi Mỹ đã đề xuất hai bên tổ chức một cuộc đối thoại song phương mới để củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực.

Được biết, New Delhi đang bí mật liên lạc với Mỹ và Nhật Bản để lên kế hoạch họp bàn bên lề hội nghị Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra tại thành phố New York (Mỹ) vào tháng tới.

Dự kiến cuộc gặp mặt này sẽ có sự tham gia của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cùng hai người đồng cấp Rex Tillerson của Mỹ và Taro Kono của Nhật Bản. Rất có thể nó sẽ nhằm mở đầu cho một liên minh Ấn-Mỹ-Nhật có thể giúp ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.

“Cạch mặt” Trung Quốc, Ấn Độ hướng về phía Mỹ và Nhật Bản - 1

Một thủy thủ Ấn Độ trên tàu INS Shivalik trong cuộc tập trận giữa Hải quân Ấn Độ, Hải quân Mỹ và Hải quân Nhật Bản.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ nóng lên khi quân đội hai bên nhất quyết không rời vị trí của mình tại vùng Cao nguyên Doklam, một vùng lãnh thổ tranh chấp lâu năm giữa Bhutan và Ấn Độ. Lính Trung Quốc bắt đầu làm đường ở Doklam vào ngày 16/6, hành động này đã khiến lực lượng biên giới Ấn Độ có động thái ngăn cản để hỗ trợ Bhutan.

Phía Ấn Độ cho biết họ không những cản trở hành động gây bất ổn của Trung Quốc tại một vùng tranh chấp mà còn bảo vệ lợi ích an ninh của mình. Song trong cuộc họp báo mới nhất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi tuyên bố của Ấn Độ là “nực cười”.

“Doklam hoàn toàn là lãnh thổ của Trung Quốc. Quân đội Ấn Độ đã vượt biên trái luật pháp quốc tế với cớ lo ngại hoạt động làm đường của Trung Quốc. Đây là một tuyên bố nực cười, tình hình khu vực này đang trở nên căng thẳng và ai cũng thấy được thực tế này. Để giải quyết xung đột, phía Ấn Độ phải rút lui toàn bộ quân đội và khí tài quân sự ngay lập tức”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết.

Nhật Bản là một trong những quốc gia công khai ủng hộ Ấn Độ và Bhutan trong cuộc xung đột này. Tuần trước, công sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Kenji Hiramatsu đã kêu gọi Trung Quốc không được đơn phương gây bất ổn tại Cao nguyên Doklam, và đáp lại Bắc Kinh nói rằng Tokyo không hiểu rõ tình hình ở Doklam. Ấn Độ hi vọng rằng Nhật Bản sẽ tái khẳng định quan điểm ủng hộ của mình khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến New Delhi vào tháng tới.

Việc Nhật Bản ủng hộ Ấn Độ đã được dự báo từ trước, bởi Tokyo mong muốn xây dựng quan hệ thân thiết hơn nữa với New Delhi để lập nên một “khối thịnh vượng và tự do chung” với Úc, Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực. Động thái này được Bắc Kinh coi là chiến lược của Nhật Bản nhằm thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với mình trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Trong khi đó, mặc dù Washington chưa chính thức ủng hộ Ấn Độ trong vấn đề Doklam, song Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tuần trước. Được biết nguyên thủ hai nước đã nhất trí quyết tâm xây dựng hòa bình và ổn định trong khu vực bằng cách thiết lập cuộc hội đàm song phương có sự tham gia của Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của hai nước.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ có dự định bắt đầu một hội nghị bốn bên với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để bàn về phương án đối phó các hoạt động mạnh bạo của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Nhật Bản và Mỹ đã tổ chức các cuộc diễn tập quân sự ở Ấn Độ Dương từ năm 2015 và Úc đang bày tỏ mong muốn tham gia.

Mỹ-Nhật bắt đầu can dự vào đối đầu Trung-Ấn

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn cứ không dừng leo thang có thể khiến các nước lớn bất an như vấn đề Triều Tiên hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN