Cách giảm lượng người nhiễm COVID-19 nhập viện ở các nước
Ở nhiều nước, đặc biệt các nước đã và đang trải qua dịch nặng như Mỹ và một số nước châu Âu trước đây hay như Ấn Độ hiện tại không phải ai nhiễm COVID-19 cũng nhập viện điều trị.
Đa phần người nhiễm từ nhẹ đến trung bình không phải nhập viện mà tự theo dõi, điều trị tại nhà. Nếu bệnh không có nguy cơ tiến triển nặng thì chăm sóc hỗ trợ và theo dõi, điều trị triệu chứng. Nếu có nguy cơ bệnh tiến triển nặng, căn cứ theo tiêu chí điều trị khẩn cấp để xác định điều trị bằng kháng thể đơn dòng chống SARS-CoV-2 càng sớm càng tốt. Các trường hợp bệnh diễn biến phức tạp thì mới nhập viện điều trị.
Bệnh nhân nằm vạ vật ngay tại thềm một khu lều tạm bên ngoài phòng cấp cứu của một bệnh viện công tại Besaki, ngoại ô thủ đô Jakarta (Indonesia) ngày 25-6. Gần 1.000 nhân viên y tế, trong đó 401 người là bác sĩ, đã chết vì lây nhiễm trong quá trình chữa trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: REUTERS
Tạp chí Science Daily đưa kết quả nghiên cứu của ĐH South Florida và BV đa khoa Tampa công bố ngày 24-6 cho thấy điều trị kịp thời bằng kháng thể đơn dòng COVID-19 có thể làm giảm các trường hợp nhập viện, giảm căng thẳng đối với hệ thống y tế.
Theo nghiên cứu thì cách điều trị này hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ nhập viện và cấp cứu liên quan đến COVID-19 nếu được áp dụng sớm cho những ca nhiễm mà bệnh có nhiều nguy cơ diễn tiến nặng. Theo các nhà nghiên cứu, nếu được áp dụng và theo hướng dẫn của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), phương pháp điều trị này có thể vừa tốt cho bệnh nhân vừa giảm bớt gánh nặng với hệ thống y tế, tiết kiệm nguồn lực y tế.
Liệu pháp điều trị kháng thể đơn dòng, được tiêm vào tĩnh mạch, được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự lây nhiễm của SARS-CoV-2. FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bệnh nhân COVID-19 ngoại trú từ nhẹ đến trung bình có nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Những bệnh nhân có nguy cơ cao như vậy dễ phải nhập viện, phải thở máy và các biến chứng khác kể cả tử vong.
Phương pháp này cũng được đề cập trong hướng dẫn điều trị bệnh Coronavirus 2019 cập nhật mới nhất được trang web của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ngày 17-6. Mục đích cập nhật hướng dẫn nhằm đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và các chuyên gia chính sách có thông tin mới nhất để kiểm soát tối ưu dịch COVID-19.
Theo đó, từ ngày 3-6, FDA cập nhật giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) kết hợp kháng thể đơn dòng chống virus SARS-CoV-2 casirivimab và imdevimab để điều trị cho người nhiễm không nhập viện. Liều lượng giảm từ một lần truyền tĩnh mạch casirivimab 1.200 mg với imdevimab 1.200 mg xuống còn casirivimab 600 mg cộng với imdevimab 600 mg. Ngoài ra, có thể dùng cùng liều casirivimab và imdevimab bằng cách tiêm dưới da khi truyền tĩnh mạch không khả thi.
Mục đích sau cùng của việc cách ly người nhiễm COVID-19 và trường hợp tiếp xúc gần là chặn đứng chuỗi lây nhiễm, tránh...
Nguồn: [Link nguồn]