Cách duy nhất chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Chỉ có một cách giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Đó là thỏa thuận hòa bình. Đây là nhận định của giáo sư Jeffrey Sachs đến từ Đại học Columbia, đăng tải trên báo Mỹ CNN.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo giáo sư Sachs, chiến lược hai mục đích của Mỹ, một mặt áp đặt lệnh cấm vận cứng rắn với Nga, mặt khác cung cấp vũ khí hỗ trợ Ukraine, nhiều khả năng sẽ không thành công. Điều cần thiết là một thỏa thuận hòa bình, thứ có thể đạt được trong tầm tay.

Để đạt được điều này, Mỹ có thể phải nhượng bộ với Nga về chính sách của NATO, điều mà Washington đến nay chưa chấp nhận.

Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine nhưng chưa bao giờ đóng hoàn toàn cách cửa đàm phán. Trước cuộc xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu một loạt các điều kiện với phương Tây, như NATO ngừng bành trướng về phía đông. Đây có thể là thời điểm tốt để xem xét lại các yêu cầu này, theo giáo sư Sachs.

Giáo sư Sachs nhận định, chiến lược cấm vận và hỗ trợ vũ khí nhận được sự hưởng ứng lớn trong nội bộ nước Mỹ, nhưng không phải trên trường quốc tế. Ngoài Mỹ và châu Âu, không có nhiều quốc gia mặn mà với lệnh trừng phạt Nga. 

Các quốc gia đang phát triển là những nước không đồng tình với chiến lược cô lập Nga. Giáo sư Sachs nói cộng đồng quốc tế phần lớn đều không đồng tình với chiến lược cô lập Nga. Có 100 quốc gia không ủng hộ hoặc bỏ phiếu trắng về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, chiếm tới 76% dân số thế giới, giáo sư Sachs nêu ví dụ.

Về vấn đề trừng phạt kinh tế, giáo sư Sachs nói các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây không khiến Nga thay đổi chính sách. Thứ hai, hầu hết các lệnh trừng phạt đều có thể dễ dàng bị vượt qua bằng cách lách luật. 

Lệnh trừng phạt chỉ hiệu quả khi Mỹ giám sát các hoạt động giao dịch bằng đồng đô la, qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu xây dựng hệ thống giao dịch riêng, không phụ thuộc vào đồng đô la mà Mỹ không thể giám sát.

Giáo sư Jeffrey Sachs đến từ Đại học Columbia, Mỹ.

Giáo sư Jeffrey Sachs đến từ Đại học Columbia, Mỹ.

Thứ ba, lệnh trừng phạt không chỉ ảnh hưởng đến Nga mà có tác động đến nền kinh tế toàn cầu, tiềm ẩn nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng lạm phát và gây ra khủng hoảng lương thực.

Đó là lý do vì sao nhiều quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga. Hungary và một số nước châu Âu còn sẵn sàng trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp.

Theo giáo sư Sachs, đảng Dân chủ sẽ cảm thấy rõ những hệ quả trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào tháng 11 năm nay, khi lạm phát có tác động lớn đến lá phiếu của cử tri.

Thứ tư, các lệnh trừng phạt khiến giá nhiên liệu leo thang trên toàn cầu. Trong khi đó, Nga vẫn thu lời không đổi từ xuất khẩu năng lượng nhờ mức giá cao.

Thứ 5 là về vấn đề địa chính trị. Các quốc gia như Trung Quốc coi cuộc xung đột ở Ukraine là nỗ lực của Nga nhằm ngăn chặn sự bành trướng của NATO. 

Mỹ có thể nói rằng NATO chỉ là liên minh phòng thủ. Nhưng Nga và Trung Quốc lại nghĩ khác, dựa trên những gì từng xảy ra trong quá khứ.

Theo giáo sư Sachs, Mỹ muốn làm suy yếu nước Nga thông qua việc gây tổn hại lớn cho Nga bằng các vũ khí mà phương Tây hỗ trợ. Nhưng đổi lại là việc Ukraine bị hủy hoại do chiến tranh.

Nga không thể đơn giản chấp nhận thua cuộc và rút lui, do đó Washington càng hỗ trợ Kiev vũ khí, Moscow chỉ càng kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine.

Giáo sư Sachs nói, chiến lược của Mỹ ở Ukraine có thể làm suy yếu Nga, nhưng khôi phục hòa bình ở Ukraine thì chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán.

Đã đến lúc mà Nga, Mỹ, NATO cần phải tìm được tiếng nói chung để chấm dứt cuộc xung đột đang làm hủy hoại sự phát triển, hủy hoại cơ sở hạ tầng ở Ukraine, giáo sư Sachs kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tuyên bố kiểm soát thành phố Mariupol

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 21.4 báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quân đội nước này đã kiểm soát thành phố Mariupol ở phía đông nam Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN