Cách đội bóng Thái Lan vượt "nút thắt tử thần" quái dị trong hang
Thách thức khó khăn nhất của các em trên con đường ra tới cửa hang là một đoạn “nút thắt tử thần”, đáng sợ ngay cả với thợ lặn dày kinh nghiệm.
Các thợ lặn tham gia quá trình tìm kiếm và giải cứu đội bóng Thái Lan trong hang Tham Luang
Theo thông tin mới nhất, 8 cậu bé thuộc đội bóng nhí Thái Lan đã được giải cứu an toàn với sự giúp đỡ của các thợ lặn chuyên nghiệp.
Các thiếu niên, tuổi từ 11 đến 16, đã phải đối mặt với hành trình nguy hiểm và đáng sợ trên đường thoát khỏi hệ thống hang động Tham Luang ngập nước.
Thách thức khó khăn nhất của họ trên con đường dài 3km là đoạn “nút thắt tử thần”, theo báo news.com.au.
Các cậu bé buộc phải bơi qua nút thắt nhỏ hẹp, có đường kính 72 cm, trên đường thoát ra ngoài.
Mỗi cậu bé được hai thợ lặn bơi kèm, một người phía trước và một người phía sau. Nhưng tại nút thắt ngập nước, nơi có một dốc đi lên, các em sẽ phải chui qua một mình.
Ảnh minh họa "nút thắt tử thần" chỉ rộng 72 cm
Theo hình ảnh minh họa của news.com.au, các cậu bé sẽ phải lặn qua nút thắt để ngoi lên mặt nước và vượt qua một đỉnh nhọn.
Nút thắt rất nguy hiểm ngay cả đối với các thợ lặn giàu kinh nghiệm - những người phải cởi bình oxy ra mới chui vừa đoạn hang nhỏ hẹp.
"Việc đi qua nút thắt là rất nguy hiểm ngay cả với các thợ lặn giàu kinh nghiệm", một thợ lặn nói với Reuters. “Việc này khá đáng sợ”.
Một phóng viên tại hiện trường mô tả đoạn nút thắt này "có đường kính gần như không dài hơn thước kẻ tiêu chuẩn hay to hơn đầu của bạn".
Tham Luang là một hệ thống hang rất phức tạp
Một nhà thám hiểm hang động từng vào Tham Luang mô tả hang như “mê cung”, khó định vị nhất trong số các hang ông từng đến.
Đoạn đầu tiên của hang (tính từ mỏm đá nơi các cậu bé đang ngồi) kéo dài gần 1km cây số và chìm trong bóng tối. Đây được cho là đoạn khó nhất, đòi hỏi phải lặn dài hơi, bò qua bùn và các mảnh vỡ trong nước, với một số khe chỉ đủ rộng cho một người.
Nói về nút thắt “tử thần”, một thợ lặn SEAL của hải quân Thái cho biết: “Nút thắt thật sự nhỏ, tôi phải tháo bình oxy để vượt qua. Khi làm vậy, tôi cảm thấy các rìa đá chạm vào lưng và ngực mình”.
Các bình oxy được chuẩn bị bên ngoài cửa hang
Nhiều cậu bé thậm chí không biết bơi, và một số người đang kiệt sức vì suy dinh dưỡng. Lực lượng cứu hộ đã dành vài ngày qua để cố gắng dạy kỹ năng lặn và thở cơ bản cho các em.
Các cậu bé phải đeo mặt nạ lặn, mặc bộ đồ lặn, đi bốt và đội mũ bảo hiểm khi vượt qua hang tối tăm và nguy hiểm.
Các em bám sát thợ lặn bơi trước nhờ một sợi dây buộc vào cả hai người. Người thợ lặn này cũng mang cả bình oxy cho cậu bé. Ngay sau đó là một thợ lặn khác đi theo để đảm bảo an toàn cho người được giải cứu.
Các nhà chức trách Thái Lan cho biết gia đình có thể sẽ được gặp nhưng không được chạm vào các cậu bé vừa được...