Các vùng ở Ukraine muốn sáp nhập vào Nga: Quan chức Moscow đoán thời điểm trưng cầu dân ý

Một quan chức cấp cao của Nga cho rằng, một số khu vực ở miền nam Ukraine hiện do Moscow kiểm soát, sẽ sớm "nối gót" Crimea sáp nhập vào Nga. 

Ông Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga. Ảnh: TASS

Ông Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga. Ảnh: TASS

Ông Leonid Slutsky, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nga và là thành viên cấp cao của phái đoàn Nga tham gia đàm phán với Ukraine, hôm 1/6 dự đoán, các khu vực do Moscow kiểm soát ở miền nam Ukraine có thể sẽ trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, sớm nhất vào tháng 7 năm nay. 

"Tôi không loại trừ việc trưng cầu dân ý có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 7", ông Slutsky nói. 

"Tôi không dự đoán cụ thể các khu vực nào sẽ tổ chức trưng cầu dân ý nhưng tôi nghĩ một số khu vực ly khai của Ukraine sẽ tổ chức hoạt động này, có thể là đơn lẻ hoặc đồng thời", vị quan chức cấp cao của Nga nói thêm với tờ The Moscow Times. 

Ông Slutsky gọi động thái trưng cầu dân ý  (nếu có) ở các khu vực của Ukraine là "hợp lý". 

Ukraine cáo buộc Nga lên kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở một số khu vực phía nam Ukraine như Kherson hay Zaporizhzhia. 

Binh sĩ Nga đứng gác ở thành phố Kherson, Ukraine. Ảnh: AP

Binh sĩ Nga đứng gác ở thành phố Kherson, Ukraine. Ảnh: AP

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2 nhưng Moscow nhiều lần nhấn mạnh không có ý định chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine. 

Tuy nhiên, chính quyền ly khai ở Donetsk và Lugansk, miền đông Ukraine, khẳng định có ý định sáp nhập vào Nga. 

Điện Kremlin hôm 1/6 tuyên bố, người dân tại các khu vực ly khai của Ukraine có thể "tự quyết tương lai của họ". "Chúng tôi tin tưởng họ sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo chí. 

Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine với lý do bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine. Năm 2014, bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga sau khi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Phương Tây cáo buộc cuộc trưng cầu dân ý này là bất hợp pháp. 

Lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine bị ”dập tắt” hy vọng được giải cứu

Giới chức Cộng hòa Donetsk tự xưng (DPR) tỏ ra cương quyết khi được hỏi về việc trao đổi lính đánh thuê nước ngoài cũng như một số tay súng thuộc tiểu đoàn Azov. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - The Moscow Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN