Các siêu thị Anh vỡ trận sau 'ngày tự do'
Trong mấy ngày qua tại Anh, các siêu thị, trung tâm bán buôn và lực lượng vận chuyển vô cùng vất vả với việc tiếp thêm hàng hoá lên các kệ hàng, sau khi một ứng dụng y tế cảnh báo hàng trăm ngàn người phải cách ly vì tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Anh dỡ bỏ hết các biện pháp hạn chế COVID-19 từ đầu tuần này, dù số ca mắc COVID-19 tăng liên tục trong 1 tháng.
Báo chí Anh đăng lên trang nhất hình ảnh những kệ hàng trống không trong siêu thị. “Chúng tôi rất lo lắng về tình hình hiện nay. Chúng tôi đang theo dõi mọi việc”, Bộ trưởng Kinh doanh Kwasi Kwarteng nói với Sky News. Tuy nhiên, ông Kwarteng không đồng ý với mô tả của Sky News về những kệ hàng “trống rỗng” trong siêu thị. Sainsbury’s - chuỗi siêu thị lớn thứ hai của Anh - cho biết các khách hàng nhìn chung vẫn có thể tìm thấy sản phẩm họ muốn mua, dù không phải tất cả. “Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để bảo đảm khách hàng có thể tìm thấy những món hàng họ muốn mua”, một phát ngôn viên của Sainsbury’s nói với Reuters.
Người Anh đang dùng cụm từ “đại dịch tin cảnh báo” để nói về tình trạng hàng loạt người nhận được yêu cầu cách ly 10 ngày. Để tránh tình trạng gián đoạn, nhiều người đã xoá ứng dụng truy vết khỏi điện thoại của họ. Các bộ trưởng Anh nói rằng ứng dụng này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn virus lây lan và cho phép một số công nhân ở các vị trí quan trọng tiếp tục làm việc.
Trong khi đó, tình trạng người lao động phải cách ly gây hỗn loạn ở nhiều ngành nghề, như thực phẩm, vận tải, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, sản xuất và báo chí. Nhiều doanh nghiệp cho biết tình hình đang ở mức nghiêm trọng. Chuỗi cung ứng thực phẩm của Anh đang “trên bờ vực vỡ trận” khi quá nhiều nhân viên phải cách ly gây ra tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đại diện ngành công nghiệp thịt cho biết hôm 20/7.
Anh có số người chết vì COVID-19 cao thứ 7 thế giới và số ca mắc mới tiếp tục tăng cao sau khi Thủ tướng Boris Johnson chọn 19/7 là “ngày tự do”. Ngày 22/7, Anh ghi nhận 44.000 ca mắc mới. Chương trình tiêm chủng được triển khai nhanh chóng ở Anh đã giúp 87% dân số được tiêm một mũi và 68% được tiêm đủ hai mũi. Kết quả này có vẻ đã làm suy yếu mối liên kết giữa lây nhiễm và tử vong, khi số người tử vong hằng ngày được duy trì ở mức thấp.
Thế giới đang dõi theo trận chiến giữa vắc-xin và biến chủng Delta ở Anh, sau khi Thủ tướng Johnson đánh cược rằng ông có thể mở cửa lại nền kinh tế vì đa số người dân đã được tiêm phòng. Kinh nghiệm của Anh sẽ là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy liệu các quốc gia khác có thể sống chung với COVID-19 giống như những bệnh theo mùa như cúm hay không, và liệu những biện pháp phong toả và giãn cách xã hội có thể trở thành quá khứ.
Trung Quốc bác kế hoạch của WHO
Trung Quốc hôm qua bác bỏ kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tiến hành giai đoạn hai của cuộc điều tra nguồn gốc virus corona, bao gồm giả thuyết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm Trung Quốc. Trước đó, WHO đề xuất kế hoạch cho cuộc điều tra giai đoạn hai, bao gồm việc kiểm toán các phòng thí nghiệm và khu chợ ở thành phố Vũ Hán, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc cần minh bạch hơn.
“Chúng tôi sẽ không chấp nhận kế hoạch truy nguồn gốc như đề xuất, vì theo một số khía cạnh, kế hoạch đó coi thường tư duy thông thường và bất chấp khoa học”, AP dẫn lời ông Zeng Yixin, Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia, nói với báo giới. Ông nói mình rất ngạc nhiên khi mới đọc kế hoạch của WHO vì trong đó liệt kê giả thuyết rằng việc Trung Quốc vi phạm quy trình trong phòng thí nghiệm đã khiến virus thoát ra ngoài trong quá trình nghiên cứu.
Một nghiên cứu đăng ngày 21/7 trên tạp chí chuyên ngành New England of Medicine nói rằng 2 liều vắc-xin Pfizer hoặc AstraZeneca tạo ra hiệu quả để bảo vệ con người trước biến chủng Delta dễ lây lan, tương đương hiệu quả trước biến chủng Alpha hoành hành trước đó. Trong bối cảnh biến chủng Delta đang hoành hành khắp thế giới, nghiên cứu nói rằng một liều vắc-xin không đủ tạo nên hiệu quả bảo vệ cao. Nghiên cứu khẳng định 2 liều vắc-xin AstraZeneca tạo nên hiệu quả bảo vệ 67%, còn Pfizer đạt 88% trước biến chủng Delta. |
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hồi đầu tháng 7 rằng các cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch COVID-19 đang bị cản trở vì thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch mới xuất hiện. Ông Zeng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng một số dữ liệu không thể được chia sẻ đầy đủ vì vấn đề quyền riêng tư. “Chúng tôi hy vọng WHO sẽ đánh giá lại một cách nghiêm túc những gợi ý của các chuyên gia Trung Quốc và thực sự coi nguồn gốc COVID-19 là vấn đề khoa học, và thoát khỏi những can thiệp chính trị”, ông Zeng nói.
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ đạo các trợ lý tìm ra nguồn gốc đại dịch. Các cơ quan tình báo Mỹ đang điều tra nhiều giả thuyết, trong đó có khả năng virus thoát ra ngoài vì sự cố phòng thí nghiệm.
Anh ngày 20.7 ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất kể từ ngày 24.3, một ngày sau khi nước này dỡ bỏ hoàn toàn các biện...
Nguồn: [Link nguồn]