Các quốc gia thế giới đón năm mới 2022 trái ngược giữa đợt lây lan biến thể Omicron

Do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, nhiều quốc gia trên thế giới đã siết chặt hạn chế, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp nhiều nơi trên thế giới phải hủy bỏ các sự kiện mừng giao thừa và đón năm mới 2022.

Màn pháo hoa mừng năm mới 2022 ở Sydney, Úc.

Màn pháo hoa mừng năm mới 2022 ở Sydney, Úc.

Trong bối cảnh thế giới bước sang năm mới 2022, nhiều quốc gia đã hủy các sự kiện đón năm mới truyền thống hoặc giảm bớt quy mô do biến thể Omicron lây lan mạnh, theo Sky News.

Ở Pháp, màn trình diễn pháo hoa và hoạt động lễ hội tại Đại lộ Champs-Elysees bị hủy bỏ dù Paris không áp đặt các biện pháp hạn chế vì số ca mắc Covid-19 gia tăng.

“Màn bắn pháo hoa sẽ không diễn ra, cũng sẽ không có DJ biểu diễn”, Văn phòng Thị trưởng Paris cho biết. Các hộp đêm trên khắp nước Pháp cũng buộc phải đóng cửa.

Ở Úc, màn trình diễn pháo hoa nổi tiếng của Sydney vẫn diễn ra nhưng số lượng người được phép tụ tập quan sát giảm đáng kể so với thông thường.

Hầu hết những khu vực quan sát màn trình diễn pháo hoa đều được chính quyền thành phố bán vé. Năm ngoái, trước khi tiêm chủng đại trà, Úc đã hủy bỏ sự kiện bắn pháo hoa mừng năm mới.

Năm nay, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi chứng kiến màn pháo hoa.

New Zealand năm nay đón mừng năm mới 2022 bằng màn trình diễn ánh sáng.

New Zealand năm nay đón mừng năm mới 2022 bằng màn trình diễn ánh sáng.

Ở New Zealand, tình hình dịch bệnh có phần ổn định do không còn nguy cơ lây nhiễm cộng đồng do biến thể Omicron. Tuy vậy, nhà chức trách New Zealand vẫn hủy kế hoạch bắn pháo hoa như một biện pháp phòng ngừa, bao gồm sự kiện bắn pháo hoa trên đỉnh tòa tháp Sky Tower ở Auckland.

Thay vào đó, thành phố Auckland đón mừng năm mới bằng màn trình diễn ánh sáng.

Ở Mỹ, sự kiện mừng năm mới tại Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, Mỹ vẫn diễn ra nhưng với đám đông chỉ 15.000 người.

Những người tham gia sự kiện phải đeo khẩu trang đầy đủ, theo văn phòng thị trưởng New York. Người dân New York không được phép vào khu vực cho tới 15h ngày 31.12 (giờ địa phương).

Ở Anh, giới chức Anh đã cảnh báo người dân thận trọng trong dịp năm mới. Nhiều sự kiện tập trung đông người bị hủy bỏ.

Thị trưởng London Sadiq Khan thông báo thủ đô của Anh sẽ hủy sự kiện năm mới với khoảng 6.500 người tham dự do lo ngại dịch bệnh lây lan.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Anh liên tục tăng cao kỷ lục trong những ngày cuối năm 2021, một phần do biến thể Omicron.

“Do số ca Covid-19 gia tăng, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là hủy sự kiện đón năm mới tại Quảng trường Trafalgar”, ông Khan cho biết. “Sự an toàn của người dân London là ưu tiên hàng đầu”.

Sự kiện đón mừng năm 2022 vẫn diễn ra tại Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Sự kiện đón mừng năm 2022 vẫn diễn ra tại Quảng trường Thời đại ở New York (Mỹ) nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Ở Brazil, sự kiện bắn pháo hoa trên bãi biển Copacabana quay trở lại sau một năm gián đoạn. Nhưng lễ hội âm nhạc diễn ra sau đó không được tổ chức.

Với hơn 618.000 ca tử vong vì Covid-19, Brazil là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Brazil đến nay ghi nhận 22 ca nhiễm biến thể Omicron.

Ở Hy Lạp, sự kiện bắn pháo hoa truyền thống trên thành cổ Acropolis ở thủ đô Athens năm nay bị hủy. Kể từ tối ngày 30.12, các quán bar, hộp đêm, nhà hàng phải đóng cửa trước nửa đêm. Sự kiện đón năm mới là ngoại lệ khi các cơ sở trên được mở cửa đến 2 giờ sáng.

Ở Italia, các sự kiện âm nhạc, sự kiện ngoài trời bị cấm tổ chức cho đến ngày 31.1, bao gồm các nhạc hội và buổi trình diễn pháo hoa tại Venice. Hộp đêm ở Italia sẽ đóng cửa trong suốt tháng 1.2022.

Ở Hàn Quốc, đây là năm thứ 2 lễ rung chuông đêm giao thừa bị hủy bỏ vì Covid-19. Một đoạn video được quay sẵn về lễ rung chuông đón năm mới sẽ được phát trực tuyến và trên truyền hình. Trước đây, sự kiện này từng thu hút hàng chục ngàn người tham dự.

Trẻ em đeo khẩu trang đứng trước biển hiệu năm 2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Trẻ em đeo khẩu trang đứng trước biển hiệu năm 2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

2020 là năm đầu tiên lễ rung chuông bị hủy bỏ vì dịch bệnh kể từ năm 1953. Các cơ quan chức năng Hàn Quốc cũng có kế hoạch đóng cửa nhiều bãi biển và địa điểm du lịch ở bờ biển phía đông nước này, bởi đây là những nơi người dân Hàn Quốc thường đổ xô tới để chứng kiến hình ảnh Mặt trời mọc lần đầu tiên trong năm mới.

Ở Ấn Độ, hàng triệu người có kế hoạch đón năm mới tại nhà. Các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch Covid-19 ngăn các sự kiện đón năm mới diễn ra ở các thành phố lớn như New Delhi và Mumbai.

Người dân Ấn Độ cũng được khuyến cáo hạn chế tới nhà hàng, khách sạn và bãi biển do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, các sự kiện đón năm mới vẫn diễn ra, bao gồm Goa – một địa điểm du lịch nổi tiếng, do số ca nhiễm thấp ở các vùng này.

Quốc gia nào đón năm mới sớm nhất và muộn nhất thế giới?

Cả thế giới sẽ đón chào năm 2022 trong vài giờ nữa nhưng do chênh lệch về múi giờ, thời điểm đón năm mới ở mỗi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN