Các động vật nào khiến rắn hổ mang "chết khiếp" khi đối đầu?
Rắn hổ mang đem đến nỗi khiếp sợ cho các động vật khác bởi nọc độc chết chóc, nhưng loài rắn độc này cũng có những thiên địch khiến chúng phải dè chừng. Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi trên bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố lúc 15h hôm nay.
Theo trang Animal, các loài rắn hổ mang được tìm thấy ở những môi trường sống khác nhau nên chúng cũng bị săn đuổi bởi những kẻ săn mồi khác nhau.
Cầy Mangut là "khắc tinh" của rắn hổ mang châu Á. Diều ăn rắn và kỳ đà là nỗi khiếp sợ của rắn hổ mang châu Phi. Ở tất cả các khu vực, rắn hổ mang mới nở hoặc con chưa trưởng thành dễ bị tấn công và giết chết bởi kẻ săn mồi vì kích thước nhỏ, răng nanh và phạm vi tấn công của chúng chưa hoàn thiện.
Kỳ đà
Đây là loài loài bò sát "xơi tái" mọi loại rắn, kể cả rắn độc, bao gồm hổ mang. Nhiều người cho rằng kỳ đà miễn dịch với nọc độc rắn. Tuy nhiên, theo Daniel Bennett, tác giả cuốn sách A Little Book of Monitor Lizards (Tạm dịch: Cuốn sách nhỏ về kỳ đà), cho biết, vẫn chưa rõ cơ chế kỳ đà chống chọi với nọc rắn. Rất có thể, lớp da của kỳ đà cứng và dày khiến răng nanh của rắn hổ mang không thể xuyên qua để bơm nọc độc vào cơ thể. Trong lúc ăn, kỳ đà còn nhắm mắt để rắn hổ mang không thể tấn công vào đó.
Cầy Mangut
Cầy Mangut cũng là loài "khắc tinh" nổi tiếng của rắn hổ mang. Không những nhanh nhẹn, tinh ranh, loài động vật này còn có thể miễn dịch với nọc rắn.
Tờ LA Times (Mỹ) dẫn lời giải thích của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Weizmann (Israel), cầy Mangut không "hề hấn" gì khi bị rắn hổ mang cắn là do loài này có một thụ thể acetylcholine đột biến.
Nọc của nhiều loại rắn độc, bao gồm cả rắn hổ mang, khóa các thụ thể acetylcholine của con mồi, ngăn sự liên lạc giữa hệ thần kinh và các cơ. Các nhà khoa học phát hiện thụ thể acetylcholine của cầy Mangut, giống như loài rắn, bị đột biến nhẹ để nọc độc bị bật ra khỏi các tế bào cơ, khiến chúng không bị trúng độc.
Khi tấn công rắn hổ mang, cầy Mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy Mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn hổ mang từ phía sau đầu. Đây là phát cắn chí mạng mà vẫn giúp cầy Mangut tránh khỏi những chiếc răng nanh sắc nhọn đầy nọc độc.
Lửng mật
Lửng mật cũng là loài mà rắn hổ mang "ngao ngán" khi đụng phải. Loài động vật này là khắc tinh của rắn hổ mang nói riêng và rắn độc nói chung nhờ 2 yếu tố: lớp da dày, cứng và hệ miễn dịch đặc biệt.
Trang National Geographic từng nhắc đến trường hợp lửng mật đối đầu với một trong các loài rắn độc nhất trên thế giới, rắn phì châu Phi hay còn được mệnh danh là "cỗ quan tài châu Phi". Nọc độc của rắn phì Châu Phi có thể hủy hoại các mô. Nhưng khi đối đầu với lửng mật thì sao? Lửng mật lao vào tấn công cắn chết rắn phì châu Phi nhưng trước đó nó cũng bị con rắn độc cắn. Vết cắn khiến con lửng mật bị hôn mê, lịm đi một lúc. Sau vài giờ, nó lại tỉnh dậy và "đánh chén" con rắn phì vừa giết được.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về nọc độc cho rằng lửng mật có thể phát triển khả năng miễn dịch trong suốt vòng đời của chúng sau khi chịu vô số các vết cắn, chích nhỏ từ ong, bọ cạp, rắn...
Diều săn rắn
Diều săn rắn là loài chim cao, sống ở vùng đồng bằng châu Phi. Khi ăn rắn, diều săn rắn sử dụng phần chân dài, có vảy cứng, nhiều lông của mình để ngăn không cho con rắn cắn lại.
Các loài săn mồi cơ hội
Một số loài động vật khác có thể tấn công rắn hổ mang khi có cơ hội là: cá sấu, đại bàng, diều hâu... Con người cũng là giống loài săn bắt rắn hổ mang vì mục đích thương mại. Thậm chí, rắn hổ mang phải dè chừng bởi loài rắn độc lớn nhất thế giới: Rắn hổ mang chúa.
Nhiều người thường nói, lợn cũng là một trong những khắc tinh của loài rắn, khi gặp hang rắn sẽ không bỏ qua mà đào bắt cho kỳ được. Thậm chí, rắn khi nhìn thấy lợn thì sợ mất vía, chỉ còn biết cuộn tròn lại.
Thực tế, lợn không phải là “thợ săn rắn” mà nó chỉ tấn công rắn đơn giản là phản ứng theo bản năng, trang web Snake Removal cho hay. Khi nhìn thấy bất kỳ con rắn nào đến gần đàn con, lợn sẽ ngay lập tức dùng chân giẫm rắn đến chết, vì nó muốn bảo vệ đàn con.
Rắn có thể cắn lợn, nhưng do lợn có rất nhiều mô mỡ trên người nên nọc độc khó có thể xâm nhập được vào máu của chúng, theo trang Minipiginfor.
Cầy chồn là khắc tinh của rắn hổ mang, chỉ đơn giản là chúng có tốc độ đáng kinh ngạc có thể né mọi cú mổ của rắn.
1. Chim đại bàng (Circaetus)
2. Chim Diều (Secretarybird)
3.Cầy mangut (Mongoose)
4. Rắn hổ mang Chúa
5.Lửng mật ong (Ratel)
Còn ai khác ngoài "thanh niên" chất chơi lửng mật ong với đầu tóc bạch kim huyền thoại được. Ngoài ra còn cầy mangut nữa thì phải.
Chó, mèo
Nhiều khi cứ tìm ở đâu xa, con vật mà thiên địch với rắn gần gũi nhất chính là con lợn ( heo ). Lý do là lợn có huyết thanh kháng nọc rắn nên những cú mổ của rắn độc hoàn toàn vô hại với lợn.
Thợ bắt rắn. Càng độc càng lớn thì càng thích vì giá càng cao.
Cầy mangut hoặc lợn đều có khả năng kháng độc của rắn. Nuôi gà và lợn gần nhau để tránh rắn cắn gà.
con cóc
Chim bìm bịp
1. cầy mangut 2. Chim đại bàng 3. Rắn hổ mang chúa 4. Lửng mật 5. Chó 6. Mèo 7. Con người 8. Cá sấu
Con người chứ ai nữa, gặp là bắt cho vào bình ngâm rượu ngay.
con Lười
Con rết.
Rắn hổ mang cái
Thiên địch của rắn.
Đại bàng (họ chim ưng), lửng mật, cầy mangut, mèo rừng
Con Người
Tê Tê
Chuột cống
Cầy Mangut, Mèo, Lửng mật, Rồng komodo, Đại bàng, Kền kền
Nhím gai, con này có khả năng miễn dịch nọc độc cả rắn lẫn bọ cạp
Đại bàng, cầy mangut, chồn hôi, rắn săn mồi.
Cầy mangut, đại bàng.
Rắn hổ mang thì kỵ nhất là cầy Mangut rồi. Ngoài ra nhớ mang máng là kỵ cả Lợn thì phải
Lửng mật
Khi người đàn ông đứng để người qua đường chụp ảnh và quay phim, con rắn hổ mang chúa bằng cách nào đó đã cắn vào...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]