Cá voi dạt vào Khánh Hòa là loại chuyên gây sự với cá voi sát thủ?
Xác một con cá voi trôi dạt vào bờ biển Khánh Hòa hôm 19.6 và dựa trên hình ảnh chụp lại, đây có thể là cá voi lưng gù, thường xuyên đụng độ với cá voi sát thủ khát máu.
Xác cá voi dài hơn 5m trôi dạt vào bờ biển Khánh Hòa hôm 19.6.
Hôm 19.6, xác một con cá voi trôi dạt vào vùng biển xã Vạn Thọ, tỉnh Khánh Hòa. Con cá voi ước tính nặng hơn 2 tấn, dài gần 5m, trên thân có nhiều vết thương, chảy máu. Không rõ con cá voi này là giống cái voi nào, nhưng qua ảnh, nhiều người cho rằng đây là một con cá voi lưng gù con.
Theo Live Science, cá voi lưng gù là sinh vật đồ sộ. Con cá voi lưng gù trưởng thành có thể to như xe buýt. Trong những năm gần đây, cá voi lưng gù gây chú ý bởi chúng thường “gây sự” với cá voi sát thủ.
Tuy có kích thước đồ sộ nhưng cá voi lưng gù chưa phải là loài cá voi to lớn nhất, nhỏ hơn cá voi xanh. Cá voi lưng gù có thể phát triển chiều dài tới 18m, nặng tới 40 tấn, theo Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA).
Cá voi lưng gù sinh sống rải rác trên khắp các đại dương, với khả năng bơi xa kinh ngạc. Giống như các loài cá voi khác, cá voi lưng gù cái lớn hơn con đực. Nơi dễ thấy cá voi lưng gù nhất còn tùy thuộc vào thời điểm trong năm.
Xác cá voi trôi dạt bờ biển được cho là cá voi lưng gù. (Ảnh: Báo giao thông).
Vào mùa hè, cá voi lưng gù thường lui tới vùng nước lạnh như vịnh Alaska, vịnh Maine. Vào mùa đông, chúng bơi xuống các khu vực ấm hơn, xuống tận Nam Mỹ và châu Phi.
Cá voi lưng gù thường bơi một mình hoặc bơi theo nhóm nhỏ, bao gồm 2-3 con. Cá voi lưng gù mẹ luôn theo sát cá voi con. Chúng cũng giúp nhau săn mồi. Cá voi lưng gù nổi tiếng bởi phạm vi sinh sống lớn nhất Trái đất. Chúng có thể bơi xa 5.000km từ nơi sinh sống đến nơi có nguồn thức ăn dồi dào, bơi đi bơi lại liên tục như vậy mà không mệt mỏi.
Chuyến đi săn mồi xa nhất của các voi lưng gù mà các nhà khoa học từng ghi nhận là cách 18.840km, từ đảo Samoa của Mỹ đến bán đảo Nam Cực.
Cá voi lưng gù khá hiền lành, nhưng nhờ kích thước to lớn nên hay "gây sự" với cá voi sát thủ.
Cá voi lưng gù nhào lộn khá giỏi, thường trồi lên khỏi mặt nước.Con đực tạo ra bài hát phức tạp, kéo dài từ 10 đến 20 phút và được lặp đi lặp lại trong nhiều giờ tại một thời điểm. Mục đích của bài hát là chưa rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến việc giao phối. Những bài hát vang xa đến tận 30km, theo NOAA.
Cá voi lưng gù chủ yếu đi săn các loại cá nhỏ, các loài nhuyễn thể và sinh vật phù du. Để nuốt con mồi, chúng nuốt một lượng lớn nước, chỉ lọc lại thức ăn, còn nước để thải ra ngoài qua hai lỗ trên cơ thể. Một con cá voi lưng gù trưởng thành có thể ăn tới 1.360kg thức ăn trong một ngày.
Cá voi lưng gù cái thường đẻ con mỗi 2-3 năm. Chúng nuôi con non trong 12 tháng. Con non mới chào đời có thể dài 3m và nặng 1 tấn. Sữa của cá voi mẹ chứa 45-60% chất béo. Con non hấp thụ tới 600 lít sữa mỗi ngày và có thể dài gấp đôi sau một năm đầu tiên. Con non có thể tiếp tục lớn lên trong 10 năm sau đó.
Cá voi lưng gù có tuổi thọ khoảng 50 năm.
Cá voi lưng gù có tuổi thọ khoảng 50 năm, theo NOAA. Những năm qua, cá voi lưng gù thu hút sự chú ý đặc biệt bởi chúng thường “gây sự” với cá voi sát thủ.
Theo các nhà nghiên cứu, có tới 60% những cuộc đụng độ được ghi nhận là do cá voi lưng gù khiêu chiến trước. Có tới 87% trường hợp cá voi lưng gù xuất hiện khi đối thủ đang săn mồi và 89% tình huống cá voi lưng gù có mặt đúng lúc khi cá voi sát thủ đang tấn công các loài vật khác. Điều đó có nghĩa là cá voi lưng gù muốn can thiệp, ngăn cá voi sát thủ đi săn những loài cá khác nhỏ bé hơn.
Dựa trên các thông tin trên, có thể nhận thấy con cá voi lưng gù chết trôi dạt bờ biển Khánh Hòa là con non khoảng một năm tuổi. Con cá voi chết với nhiều vết thương trên cơ thể, có thể do bị tàu thuyền đâm phải, hoặc do đụng độ với cá voi sát thủ, bởi hai loài cá voi này vốn đã có “nhiều duyên nợ”.
Cá voi sát thủ trưởng thành giết chết cá mập để làm thức ăn cho những thành viên nhỏ cùng đàn.