Cá sấu quái vật nặng 8 tấn, sở hữu bộ hàm thép nghiền nát khủng long

Nặng tới 8 tấn, dài khoảng 12,2 mét với lực cắn tương đương sức nặng của một xe tải cỡ lớn, siêu cá sấu Sarcosuchus là phiên bản khủng khiếp hơn rất nhiều của loài cá sấu hiện đại ngày nay.

Video mô phỏng siêu cá sấu đi săn thời cổ đại.

Sự sống thời tiền sử không chỉ có khủng long mà còn có những loài sinh vật khổng lồ với sức mạnh đáng sợ nhưng ít được biết đến hơn.

Loạt bài này dài kỳ này sẽ khai thác sâu về những loài động vật khổng lồ thời tiền sử, có sức mạnh săn mồi ít sinh vật nào cùng thời sánh bằng.

Sarcosuchus là loài cá sấu cổ đại từng sống cách đây khoảng 110 triệu năm ở vùng đất nay là châu Phi và Nam Mỹ. Chúng được mệnh danh là có bộ hàm bằng thép, lực cắn mạnh đến mức khủng long cũng không thể nào thoát ra được.

“Con mồi nào rơi vào mõm quái vật này giống như bị kẹt dưới sức nặng của một xe tải cỡ lớn", nhà sinh vật học Greg Erickson tại trường Đại học Florida (Mỹ) nói trên tờ National Geographic.

Các nhà cổ sinh vật học còn cho rằng, khủng long cũng không tránh khỏi trở thành mồi ngon cho siêu cá sấu Sarcosuchus.

Khi trưởng thành, Sarcosuchus không khác gì một con quái vật. Nó có thể hạ gục một con khủng long cổ dài cỡ lớn, các nhà cổ sinh vật học nhận định.

Quái vật cổ đại khổng lồ

Siêu cá sấu Sarcosuchus là cơn ác mộng với những loài khủng long ăn cỏ.

Siêu cá sấu Sarcosuchus là cơn ác mộng với những loài khủng long ăn cỏ.

Sau Thế chiến 2, nhóm các nhà thám hiểm do nhà cổ sinh học Pháp Albert-Félix de Lapparent dẫn đầu, đến khám phá sa mạc Sahara. Trong quá trình khai quật tại địa tầng Kem Kem Beds, vùng đất giáp biên giới Algeria và Morocco, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rất nhiều hóa thạch của một loài cá sấu có kích thước lớn chưa từng thấy.

Nhưng phải đến năm 1964, các nhà nghiên cứu Pháp mới tìm thấy gần như trọn vẹn hộp sọ của loài siêu cá sấu ở vùng Gadoufaoua, phía bắc Niger. Mẫu hộp sọ này được đưa về Paris nghiên cứu và là cơ sở để các nhà khoa học tuyên bố phát hiện loài cá sấu khổng lồ, gọi là Sarcosuchus imperator  (siêu cá sấu).

Việc phát hiện ra một loài cá sấu khổng lồ chưa từng thấy đáng lẽ ra phải là một sự kiện gây chấn động thế giới. Nhưng các nhà khoa học Pháp không công bố rộng rãi phát hiện vì chưa tìm thấy hóa thạch thân cá sấu.

Năm 1997, Paul Sereno, một nhà cổ sinh vật học người Mỹ, đã cùng các cộng sự tới Nigeria để tìm hóa thạch cổ.

Sau những cuộc khai quật gian khổ tại sa mạc Sahara, nhóm thám hiểm đã phát hiện ra một quần thể hóa thạch có tổng trọng lượng 20 tấn, trong đó có 7 con cá sấu Sarcosuchus.

7 con cá sấu được tìm thấy với nhiều kích thước khác nhau, từ đang phát triển cho đến khi trưởng thành, trong đó có cả những mẫu hóa thạch hoàn chỉnh.

Sarcosuchus là loài cá sấu lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Sarcosuchus là loài cá sấu lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Sau khi trở về Mỹ, Sereno đã tổ chức họp báo để công bố về phát hiện. Ông cũng hợp tác với tạp chí National Geographic để tạo ra mô hình siêu cá sấu  với tỉ lệ 1:1 để công chúng có thể dễ dàng hình dung.

Theo kết quả phân tích hóa thạch, siêu cá sấu Sarcosuchus có tỉ lệ hộp sọ so với cơ thể giống với cá sấu Gharial của Ấn Độ ngày nay. Mẫu hóa thạch dài nhất lên tới 11,65 mét có phần hộp sọ dài tới 1,6 mét. Ước tính trọng lượng của con cá sấu khi còn sống lên tới 8 tấn.

Cá sấu là sinh vật máu lạnh có tuổi thọ đáng kể và tổ tiên Sarcosuchus cũng không phải ngoại lệ. Theo nghiên cứu, Sarcosuchus chỉ đạt đến tuổi trưởng thành sau 50-60 năm.

Siêu cá sấu có lực cắn mạnh nhất

Sarcosuchus là sinh vật săn mồi hết sức đáng gờm nhờ bộ hàm to lớn. Chúng có 70 chiếc răng ở hàm trên và 62 chiếc răng ở hàm dưới. Răng của chúng rất dày và có hình nón, nhờ vậy mà đòn cắn cực mạnh dễ dàng xuyên thủng da thịt con mồi.

Trong một nghiên cứu công bố năm 2002, nhà sinh vật học Erickson và cộng sự đã tính toán lực cắn của siêu cá sấu Sarcosuchus dựa trên số liệu thực tế từ cá sấu nuôi ở vườn thú và cá sấu hoang dã ở sông hồ Florida.

Họ dụ những sinh vật máu lạnh này ngoạm vào chiếc gậy bọc da dài 2 mét mà thực chất là một thiết bị đo lực cắn, bao gồm 4 bộ cảm ứng điện.

Sarcosuchus sống chủ yếu ở châu Phi và Nam Mỹ thời cổ đại.

Sarcosuchus sống chủ yếu ở châu Phi và Nam Mỹ thời cổ đại.

Để thử nghiệm, các nhà khoa học phải quăng thòng lọng vào cổ cá sấu và kéo nó vào bờ. Một người phải nhảy lên lưng con vật.

"Tôi phải làm vậy để ngăn chúng xoay người, làm hỏng thiết bị. Các công cụ thử nghiệm này rất đắt tiền", nhà động vật học Kent Vliet nói.

Khi đã kiểm soát được cá sấu, các nhà khoa học gõ vào mõm con vật để nó há miệng ra. Cá sấu có dây thần kinh nhạy cảm ở răng nên khi đưa gậy vào là chúng ngoạm chặt ngay.

Đối với loài cá sấu Nam Mỹ lớn nhất ngày nay, các nhà nghiên cứu đã đo được lực cắn là 964 kg. "Nếu bị một con cá sấu Nam Mỹ cắn, bạn phải tạo ra lực đẩy tương đương một chiếc xe tải nhỏ thì mới có thể mở miệng nó ra được", Erickson nói.

Với các con cá sấu nhỏ hơn thì lực cắn của chúng cũng nhỏ hơn tương ứng. Cuối cùng, Erickson và các cộng sự ước tính lực cắn của siêu cá sấu là 8.165 kg, tương đương với sức đè của xe tải cỡ lớn.

“Siêu cá sấu Sarcosuchus thực sự không hề khác với cá sấu hiện đại ngày nay. Chúng chỉ là phiên bản khổng lồ và nguy hiểm hơn rất nhiều”, Erickson nói.

___________________

Nhắc đến những kẻ săn mồi đáng sợ nhất trên Trái đất, không thể không đề cập tới một loài sinh vật có cánh lớn nhất mọi thời đại. Kích thước đồ sộ cùng sức mạnh chiếm trọn bầu trời khiến chúng luôn là mối đe dọa với những loài khủng long nhỏ bé hơn. Bài dài kỳ xuất bản 19 giờ ngày 7.9 trên mục Thế giới sẽ làm sáng tỏ bí ẩn về sinh vật khổng lồ này.

Những điều chưa biết về mãng xà khổng lồ nặng 1,5 tấn, to lớn nhất Trái đất

Sau khi khủng long tuyệt chủng, loài mãng xà to lớn nhất trên Trái đất xuất hiện, nuốt chửng cả những con cá sấu khổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN