Cá mập từng phi thân lên trời ngoạm cổ thằn lằn bay
Chiếc răng hóa thạch là dấu vết sót lại đến ngày nay, cho thấy cá mập biết cách phi thân lên trời để bắt mồi.
Phác họa cảnh cá mập phi thân lên khỏi mặt nước săn mồi thời cổ đại.
Theo Fox News, mẫu hóa thạch được cất giữ tại bảo tàng tự nhiên Los Angeles, cho thấy một chiếc răng của cá mập Cretoxyrhina mantelli cắm vào cổ thằn lằn bay có cánh, hay còn gọi là dực long.
Những sinh vật cổ xưa này từng sống ở kỷ Trias (cách đây 205 triệu năm) cho đến kỷ phấn trắng (cách đây 70 triệu năm).
Các nhà khoa học đến từ Đại học Nam California đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí khoa học PeerJ.
Mẫu vật hóa thạch hé lộ con thằn lằn có cánh bị cá mập ngoạm vào cổ, để lại chiếc răng cắm sâu vào đốt sống. Bằng chứng rõ ràng của vết cắn là chiếc răng mắc kẹt giữa các đỉnh của đốt sống cổ.
“Cá mập ngày nay liệu có biết săn chim biển? Dĩ nhiên là chúng biết”, Michael Habib, đồng tác giả nghiên cứu nói. “Điều đáng nói là tổ tiên của chúng từ hàng trăm triệu năm trước đã biết săn sinh vật có cánh”.
Con thằn lằn có cánh có thể đã sà xuống mặt nước tìm mồi và bị cá mập tấn công. Đó là lúc chúng dễ bị tổn thương nhất, Habib nói thêm. Dù thằn lằn có cánh có thể đáp xuống và cất cánh từ mặt nước, chúng khá vụng về trên biển và mất nhiều thời gian để bay lên.
Chiếc răng thuộc về Cretoxyrhina mantelli, loài cá mập phổ biến sống cùng thời với thằn lằn có cánh. Loài cá mập này dài khoảng 2,4 mét, có hình dáng và hành vi khá giống với cá mập trắng lớn ngày nay.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận tương tác giữa loài cá mập này và thằn lằn có cánh. Hóa thạch được khai quật vào những năm 1960 ở khu vực Smoky Hill Chalk thuộc bang Kansas, Mỹ, nhưng chưa từng được nghiên cứu kỹ lưỡng cho đến nay.
Nhiều con cá mập đột biến vừa được phát hiện ẩn nấp bên trong một ngọn núi lửa chết chóc dưới biển, tờ The Sun...