Ca ghép đầu khỉ thành công đầu tiên trong lịch sử bị chê "dã man"

Sau 18 giờ phẫu thuật căng thẳng, hai nhóm bác sĩ hoàn toàn kiệt sức. Có một sự tĩnh lặng khác thường trong phòng phẫu thuật, tất cả đều chờ đợi một con khỉ đực tỉnh dậy.

Giáo sư người Mỹ, Robert White là người đầu tiên ghép đầu khỉ thành công.

Giáo sư người Mỹ, Robert White là người đầu tiên ghép đầu khỉ thành công.

Đầu tiên, con khỉ mở một bên mắt và sau đó là mắt bên kia. Giáo sư Robert White nhẹ nhàng dùng kẹp bấm vào mũi con vật và nó cố gắng cắn ông. Cả phòng phẫu thuật cất tiếng ăn mừng, một số bác sĩ còn nhảy lên vì sung sướng, theo Daily Mail.

Đó là những gì diễn ra trong ca phẫu thuật ghép đầu khỉ đầu tiên trong lịch sử y học vào ngày 14.3.1970. Các nhà khoa học khi đó đã ghép đầu một con khỉ sang cơ thể mới.

Con khỉ được sử dụng trong thí nghiệm chỉ được nối lại động mạch và tĩnh mạch mà không có tủy sống nối với thân dưới.

Do đó, con khỉ bị liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống. Thí nghiệm năm đó thực sự thành công, con khỉ đã sống lại, có khả năng ngửi, nghe, nhìn và cảm nhận vị giác. Nó không làm được gì nhiều ngoài việc nhai một chiếc bút chì và nhe răng dọa dẫm các bác sĩ.

Giáo sư White viết trong mô tả: “Con khỉ tỏ ra nguy hiểm và không không vui với những gì xảy ra”. Dĩ nhiên, điều này là dễ hiểu. Chỉ vài giờ trước, con khỉ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng giờ đây, nó chỉ sống được 8 ngày vì hệ miễn dịch không chấp nhận cái đầu mới.

Ca phẫu thuật gây tranh cãi khiến giáo sư White bị các nhà hoạt động vì quyền động vật gọi là “giáo sư đồ tể”. Nhưng giáo sư White tin rằng thí nghiệm của ông có thể mở ra chương mới cho những người bị tổn thương cơ thể nhưng phần đầu vẫn khỏe mạnh.

Những người chỉ trích cho rằng, giáo sư White đang “tự cho mình quyền năng của Chúa”, khiến nhiều động vật, đặc biệt là khỉ phải sống dở chết dở khi trở thành vật khí nghiệm trong ca ghép đầu.

Một cảnh trong phim Mỹ mô tả cách ghép đầu người sang cơ thể khác.

Một cảnh trong phim Mỹ mô tả cách ghép đầu người sang cơ thể khác.

Giáo sư White, người qua đời ở tuổi 84 vào năm 2010, từng nói: “Não bộ là trung tâm của con người. Khi con người có não bộ, chúng ta sống. Khi không có, chúng ta chết”.

Giáo sư White nói thí nghiệm của ông không phải là ghép đầu, mà là cấy ghép toàn thân. Phần đầu, nơi chứa não bộ, mới là thứ quan trọng nhất, phần thân cấy ghép chỉ là thứ tiếp nhận.

Do đó, việc cấy ghép toàn thân không chỉ là bước đột phá về y học, mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Bởi linh hồn của một người có thể chuyển sang người khác, giáo sư White từng nói.

Khi chứng kiến ca ghép thận đầu tiên vào năm 1954, giáo sư White đặt câu hỏi rằng, với những ca phải cấy ghép nhiều cơ quan nội tạng, chẳng phải ghép toàn bộ phần thân vào đầu người nhận sẽ tốt hơn?

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, người Mỹ chứng kiến nhà khoa học Liên Xô Vladimir Demikhov cấy ghép thành công đầu cho một con chó. Giáo sư White do đó được khuyến khích thử nghiệm phương pháp ghép đầu trên chuột, chó và thỏ. Đến giai đoạn năm 1970, ông chuyển sang thử nghiệm trên khỉ.

Giáo sư White tin rằng thí nghiệm của ông trên khỉ có thể đặt nền móng cho kỹ thuật cấy ghép đầu người. Nhưng để đầu người cấy ghép với cơ thể mới có thể hoạt động bình thường thì giáo sư White và các cộng sự khi đó chưa làm được.

Giáo sư White cũng không chắc, nếu thí nghiệm được tiến hành trên người thì sau khi tỉnh lại, đầu người cấy ghép vào cơ thể mới có thể còn nhận thức hay không.

Không bệnh viện nào cho phép bác sĩ White thực hiện thí nghiệm trên người vì những câu hỏi trên, nên giáo sư người Mỹ chưa bao giờ có thể thực hiện ca ghép đầu người thực sự.

Jerry Silver, một đồng nghiệp của giáo sư White, kể rằng ca ghép đầu khỉ thành công năm 1970 thực sự quá dã man. “Tôi vẫn nhớ đầu khỉ khi đó tỉnh lại, biểu cảm của nó khiến tôi ám ảnh mãi về sau”, Silver nói.

Tuy vậy, nhiều nhà khoa học, bác sĩ vẫn theo đuổi ý tưởng ghép đầu người. Năm 2017,  một bác sĩ người Ý tuyên bố đã ghép đầu người thành công trên xác chết. Bác sĩ Sergio Canavero cùng các cộng sự Trung Quốc tiến hành cuộc phẫu thuật ghép đầu người kéo dài 18 tiếng ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Nhóm bác sĩ đã nối lại tủy sống và mạch máu của một đầu người với một cơ thể khác.

Kế hoạch ghép đầu người vào cơ thể sống của bác sĩ Canavero cho đến nay vẫn chưa thể được thực hiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Ghép đầu người: Bệnh nhân tỉnh lại sẽ phát điên?

Bác sĩ người Italia tuyên bố đã ghép đầu thành công vào một xác chết, nhưng ghép đầu người sống và khôi phục lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN