"Buông" bà Mạnh Vãn Chu, Mỹ vẫn quyết triệt đường Huawei

Các nghị sĩ Mỹ đang thúc đẩy một dự luật nhằm loại bỏ hạ tầng viễn thông Trung Quốc ở Trung và Đông Âu, với 2 cái tên Huawei và ZTE bị nêu đích danh.

Tại Hạ viện, hơn 30 nghị sĩ đã tham gia đồng bảo trợ cho dự luật có tên là Đạo luật an ninh viễn thông xuyên Đại Tây Dương, theo đó cho phép Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) hợp tác với các cơ quan đối tác ở châu Âu trong việc xác định xem các dự án nào tại Đông và Trung Âu đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ tài chính.

Dự luật chỉ nhắc đến 2 cái tên cụ thể là Huawei Technologies Co. và ZTE, hai tập đoàn thiết bị viễn thông Trung Quốc. Đây cũng là 2 công ty bị Mỹ trừng phạt trong những năm qua.

Dự luật này dự kiến được đưa ra bỏ phiếu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện trong tuần này.

Mỹ tiếp tục tăng sức ép lên Huawei. Ảnh: Reuters

Mỹ tiếp tục tăng sức ép lên Huawei. Ảnh: Reuters

Tại Thượng viện, thành viên Rob Portman của đảng Cộng hòa và Jeanne Shaheen của đảng Dân chủ hôm 28-9 trình dự luật tương tự, trong đó cảnh báo về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm "gây tổn hại" đến chủ quyền của các nước Đông và Trung Âu thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Đây cũng là chỉ trích được đưa ra trong phiên bản dự luật tại Hạ viện.

Nhiều công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei và ZTE, cung cấp thiết bị viễn thông cho nhiều dự án BRI.

"Mỹ đã thúc đẩy các nước cấm hạ tầng của Huawei nhưng không đề nghị hỗ trợ những nước nào không đủ tiền mua hạ tầng khác. Vì thế, Đạo luật an ninh viễn thông xuyên Đại Tây Dương cung cấp hỗ trợ tài chính cho các đồng minh châu Âu dễ bị tổn thương nhất trước lựa chọn giá thấp, như của Huawei, cũng như mở rộng danh sách những nước DFC có thể đầu tư, giúp họ hiện đại hóa hạ tầng số" - hai thượng nghị sĩ Portman và Shaheen cho biết khi công bố dự luật.

Dự luật trên còn thúc giục Washington ưu tiên hỗ trợ các đồng minh châu Âu xây dựng mạng 5G và phát triển thị trường 5G, từ đó củng cố hạ tầng viễn thông tại châu lục này.

Hôm 30-9, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ra mắt Hội đồng Thương mại và Công nghệ (TTC) trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc của các thành viên vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong lúc đẩy mạnh chuỗi cung ứng nội địa.

Nhiều quốc gia Tây Âu gần đây có bước đi nhằm ngăn thiết bị Trung Quốc hiện diện trong hạ tầng viễn thông trong nước vì lý do an ninh.

Chính phủ Mỹ thoát cảnh đóng cửa

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cấp ngân sách tạm thời để ngăn chính phủ rơi vào cảnh đóng cửa.

Vài giờ trước hạn chót nửa đêm 30-9 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trên, theo đó cấp ngân sách để chính phủ hoạt động thêm 2 tháng nữa. Dự luật này đã qua ải Thượng viện trước đó cùng ngày.

Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành dự luật sau khi nhận được nó.

Nguồn: [Link nguồn]

”Công chúa Huawei” được thả: Quan hệ Mỹ - Trung ra sao?

Các nhà phân tích nhận định, thỏa thuận bất ngờ giữa các công tố viên Mỹ và "công chúa Huawei" Mạnh Vãn Chu sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Võ ([Tên nguồn])
Giám đốc Huawei bị bắt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN