Bước đi quyết liệt của Trung Quốc phòng ngừa “bom nợ”

Trung Quốc sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với ngành tài chính trị giá 61.000 tỉ USD của mình và tăng nỗ lực giảm rủi ro nợ địa phương.

Trong Hội nghị Công tác Tài chính Trung ương tổ chức tại Bắc Kinh hôm 30 và 31-10, chính quyền Trung Quốc cam kết sẽ duy trì sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Đảng Cộng sản về công tác tài chính.

Cuộc họp có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường. Nội dung hội nghị cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập cơ chế giải quyết rủi ro nợ địa phương và quản lý nợ chính quyền địa phương.

Cuộc họp có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường. Ảnh: EPA-EFE

Cuộc họp có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường. Ảnh: EPA-EFE

Cuộc họp chính sách tài chính quan trọng diễn ra hai lần trong một thập kỷ này cũng tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý cho tất cả loại hình doanh nghiệp bất động sản và theo đuổi các chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Báo cáo hội nghị cho biết Trung Quốc sẽ kiên trì xem việc phòng ngừa và kiểm soát rủi ro là chủ đề thường xuyên của công tác tài chính.

Theo hãng tin Reuters, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố vực dậy nền kinh tế và chống lại những rủi ro tài chính tiềm ẩn bắt nguồn từ sự suy yếu của ngành bất động sản và khoản nợ 92.000 tỉ nhân dân tệ của chính quyền các địa phương.

Ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, cho biết: "Sự suy giảm của lĩnh vực bất động sản và vấn đề nợ của các đơn vị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (LGFV) dẫn đến nhiều rủi ro trong hệ thống tài chính. Chính phủ có thể sẽ thắt chặt quy định tài chính trong 5 năm tới để ngăn chặn khủng hoảng hệ thống".

Hồi tháng 3, Trung Quốc công bố cuộc cải tổ sâu rộng về cơ chế quản lý tài chính, bao gồm kế hoạch thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương để thắt chặt sự kiểm soát của đảng đối với lĩnh vực tài chính.

Hội nghị mới đây đã tái xác nhận vai trò của ủy ban nói trên.

Chính quyền Trung Quốc cũng sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, làm đa dạng bộ công cụ chính sách tiền tệ, phân bổ nhiều nguồn tài chính hơn để thúc đẩy đổi mới công nghệ, sản xuất tiên tiến, phát triển xanh và cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời giữ tỉ giá đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý và cân bằng.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997, cuộc họp được theo dõi chặt chẽ về tác động của nó đối với sự phát triển của hệ thống tài chính Trung Quốc, đặt ra phương hướng cho những cải cách lớn trong 5 năm tới. Hội nghị thường được tổ chức 5 năm một lần và không diễn ra vào năm 2022. Lần gần nhất hội nghị diễn ra là vào năm 2017.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo cáo mới: Trung Quốc bớt ‘vung tiền’ ở Thái Bình Dương

Các nhà nghiên cứu Úc cho biết Trung Quốc đang giảm bớt chi tiền trên khắp Thái Bình Dương, thay vào đó là tập trung vào một số ít “quốc gia thân thiện“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN