Bức tượng nhạy cảm mẹ chồng nàng dâu khiến dư luận TQ "dậy sóng"
Bức tượng con dâu cho mẹ chồng bú sữa nhận nhiều chỉ trích từ dư luận Trung Quốc. Giới chức hữu quan đã lên tiếng giải thích.
Bức tượng nhạy cảm về mẹ chồng, nàng dâu được đặt ở một danh thắng nổi tiếng, gây tranh cãi. Ảnh: Weibo
Bức tượng mẹ chồng nàng dâu, được dựng ở núi Yingpan, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, nhận những lời chê tơi tả từ du khách và cộng đồng mạng.
Dư luận Trung Quốc không hiểu lý do vì sao ban quản lý du lịch địa phương lại cho đặt bức tượng mẹ chồng bú sữa nàng dâu tại địa điểm du lịch nổi tiếng.
Một nhân viên văn phòng quản lý danh lam thắng cảnh giải thích rằng, bức tượng được lấy cảm hứng từ câu chuyện trong một cuốn sách cổ của Trung Quốc, tập hợp 24 câu chuyện về lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ thời xưa. Theo câu chuyện này, người phụ nữ làm dâu một gia đình nghèo đã cho người mẹ chồng ốm yếu bú sữa để qua cơn đói khát.
Bức tượng được đặt tại danh thắng nổi tiếng nhằm giáo dục con người về lòng hiếu thảo. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng không phù hợp. Hôm 18/4, bức tượng đã bị tháo dỡ.
Tương tự, một công viên ở Bắc Kinh đã gây tranh cãi vào tháng 9/2019 khi sử dụng nhiều bức tượng để giáo dục mọi người về lòng hiếu thảo. Một trong số đó là bức tượng người đàn ông chôn sống con trai 3 tuổi để số thức ăn còn lại nuôi mẹ già. Những câu chuyện này đều có trong cuốn sách "24 bài học về lòng hiếu thảo".
Đạo hiếu là một giá trị truyền thống được người Trung Quốc truyền từ đời này qua đời khác, kể từ thời Tây Chu (1046 - 771 TCN).
Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, nội hàm và việc duy trì đạo đức đã thay đổi theo thời gian. Một số cách hiểu lỗi thời về đạo hiếu trong sách cổ nên bị loại bỏ.
Bức ảnh thoạt nhìn sẽ không khiến mọi người chú ý nhưng khi biết bên trong khoanh tròn đỏ là gì, nhiều người đã cảm...
Nguồn: [Link nguồn]