Bức tranh vẽ về thời cách đây 4 thế kỷ ẩn chứa chi tiết "du hành thời gian"?

Những người theo thuyết âm mưu tin rằng, họ đã tìm thấy bằng chứng về du hành thời gian trong một bức tranh vẽ từ năm 1937.

Bức tranh “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” vẽ vào năm 1937 (ảnh: The Sun)

Bức tranh “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” vẽ vào năm 1937 (ảnh: The Sun)

Bức tranh “Mr. Pynchon and the Settling of Springfield” (ngài Pynchon và chuyến du hành tới Springfield) do họa sĩ người Mỹ Umberto Romano vẽ năm 1937 gây tranh cãi khi có một chi tiết “lạ”, The Sun hôm 3/6 đưa tin.

Bức tranh mô tả cảnh William Pynchon – thương nhân nổi tiếng người Anh – tới Springfield (nay là thành phố Springfield, bang Massachusetts, Mỹ) vào năm 1620. Bức tranh miêu tả nhiều nhân vật, trong đó có một người đàn ông thổ dân Mỹ đang cầm “vật lạ”. Vật này rất giống với một chiếc điện thoại thông minh hiệu iPhone phổ biến ngày nay.

Bối cảnh của bức tranh là khu vực Bắc Mỹ vào thế kỷ 17, The Sun lưu ý.

Trung tâm của bức tranh là Pynchon (người mặc áo tím). Ông là nhà buôn lông thú nổi tiếng giàu có ở Anh. Pynchon được cho là có công khai phá và thành lập thành phố Springfield, bang Massachusetts.

Trong bức tranh, ông Pynchon mang tới nhiều hàng hóa như vải, đồ gốm, rượu… để trao đổi với dân bản địa Bắc Mỹ.

Người đàn ông, cầm đồ vật giống với điện thoại thông minh, được miêu tả ngồi trong một chiếc bồn, xung quanh là các bình gốm. Ông ta chăm chú nhìn vào “vật lạ” với gương mặt tỏ vẻ ngạc nhiên, xen lẫn thích thú. Ngón tay cái của người thổ dân dường như đang “vuốt màn hình”. 

Người đàn ông thổ dân nhìn vào “vật lạ” với vẻ mặt thích thú (ảnh: The Sun)

Người đàn ông thổ dân nhìn vào “vật lạ” với vẻ mặt thích thú (ảnh: The Sun)

Theo The Sun, tác giả bức tranh – họa sĩ Umberto Romano – qua đời vào năm 1982. 25 năm sau, chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt trước công chúng. Bức tranh của ông Romano gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng, nó mang yếu tố du hành thời gian.

Daniel Crown – chuyên gia nghiên cứu lịch sử người Mỹ – cho rằng, người thổ dân trong bức tranh của họa sĩ Romano đang nhìn vào một tấm gương nhỏ, thay vì chiếc iPhone.

Vào thế kỷ 17, những tấm gương nhỏ bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Bức tranh của ông Romano có thể đang miêu tả hình ảnh một người đàn ông thổ dân lần đầu tiên thấy khuôn mặt mình qua gương.

Một số “thám tử mạng xã hội” không tin vào cách giải thích này. Họ cho rằng ai đó đã du hành thời gian và đưa iPhone trở về quá khứ.

Bức tranh binh sĩ Úc kề dao vào cổ em bé: Lộ diện họa sĩ TQ đứng sau

Họa sĩ Trung Quốc tạo ra bức hình binh sĩ Úc kề dao vào cổ trẻ em Afghanistan, xác nhận bức hình là giả nhưng nhằm khơi dậy sự chú ý của công chúng với bê bối “binh sĩ Úc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – The Sun ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN