Bức ảnh chụp trong thảm kịch đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ gây tranh cãi suốt 19 năm

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Nhiều người cho tới nay vẫn nghi ngờ tính xác thực của bức ảnh dù chính chủ nhân của nó đã lên tiếng xác nhận nó được chụp vào đúng ngày xảy ra thảm kịch gây chấn động nước Mỹ.

Ngày 11/9/2001 đã trở thành nỗi ám ảnh và đau thương trong ký ức của mỗi người dân nước Mỹ, đặc biệt là những người sống tại thành phố New York. Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày ấy đã khiến gần 3000 người dân tại đất nước này thiệt mạng.

Những bức ảnh ghi lại khung cảnh lúc tòa tháp đôi nổi tiếng của Mỹ sụp đổ vẫn luôn khiến nhiều người cảm thấy bàng hoàng và sợ hãi, nhưng cũng có những câu chuyện về thảm kịch này cho tới nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trong số đó, bức ảnh một chú bé đứng chụp ảnh điềm tĩnh đúng lúc vụ việc thương tâm xảy ra phía sau đã trở thành chủ đề bàn tán trong nhiều năm qua.

Cụ thể, vào năm 2014, tài khoản Reddit có tên Gar1986 đã đăng tải bức hình chụp một cậu bé có mái tóc vàng bồng bềnh, đứng mỉm cười tạo dáng trước ống kính. Hai tay của em giữ chiếc ống nhòm màu vàng yêu thích và dường như không hề chú ý tới thảm họa đang diễn ra sau lưng mình. Dòng người đi lại đằng sau chú bé cũng có vẻ rất bình thản, không ai biết có một tòa tháp đang bốc cháy nghi ngút cả.

Bức ảnh khiến mọi người tranh cãi suốt 19 năm qua về độ chân thực của nó.

Bức ảnh khiến mọi người tranh cãi suốt 19 năm qua về độ chân thực của nó.

Sau khi được chia sẻ, bức ảnh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, đa số người xem đều nhanh chóng đưa ra nhận định rằng tấm ảnh này là giả, và chỉ đơn giản là sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa photoshop.

“Chắc chắn bức ảnh này là giả, không thể có chuyện mọi người đều bình tĩnh như vậy được”, “Ảnh này nhất định đã được photoshop” hay “Mặt trời ở phía sau nhưng tại sao bóng của đứa trẻ lại ở bên trái?” là một số bình luận của mọi người.

Sau đó không lâu, ngay dưới bài đăng bức ảnh này trên Reddit, một người tự xưng là cậu bé trong bức ảnh đã lên tiếng xác nhận về tính chân thực của nó.

“Tên tôi là Austin Sansone, đang sống ở TriBeCa nằm ở phía Tây của Manhattan. Đây là bức hình của tôi. Khi ấy, tôi 4 tuổi và nó được chụp tại địa điểm dọc theo con đường cao tốc phía Tây vào sáng ngày 11/9. Bức ảnh này hoàn toàn là sự thật, không hề qua chỉnh sửa như nhiều người vẫn nghĩ. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh gốc và sẽ đăng tải lại nó khi tôi về tới nhà,” người này viết.

Austin Sansone - người tự nhận là cậu bé trong ảnh đăng tải lại bức hình để chứng minh nó là thật nhưng vẫn chưa thuyết phục được mọi người.

Austin Sansone - người tự nhận là cậu bé trong ảnh đăng tải lại bức hình để chứng minh nó là thật nhưng vẫn chưa thuyết phục được mọi người.

Austin Sansone đã giữ đúng lời hứa, đăng một bức hình anh đang cầm bức hình gốc để hứng minh cho mọi người thấy anh không nói dối. Austin Sansone sau đó chia sẻ thêm rằng, mẹ là người đã chụp bức ảnh cho anh vào ngày 11/9 và anh tin rằng lúc đó đúng vào thời điểm tòa tháp đầu tiên bị tấn công.

Thậm chí, anh còn công khai bức thư mà mẹ anh, bà Susan Lyall đã viết cho ông bà của anh kèm theo các bức ảnh bà chụp được vào ngày diễn ra thảm kịch 11/9, trong đó có cả bức hình gây tranh cãi.

Bức thư mà bà Susan Lyall đã viết cho bố mẹ được gửi kèm với tấm ảnh gây tranh cãi.

Bức thư mà bà Susan Lyall đã viết cho bố mẹ được gửi kèm với tấm ảnh gây tranh cãi.

Sau nhiều bằng chứng được đưa ra như vậy, mọi người tới bây giờ dường như chưa tin tưởng rằng bức ảnh này là thật và không ngừng tranh luận dù đã 19 năm trôi qua. Tuy nhiên, bức ảnh vẫn được sử dụng như một trong những bức hình ấn tượng tại sự kiện 11/9, như một lời nhắc nhở về quá khứ đau thương từng là nỗi kinh hoàng của người dân nước Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo TQ: Hậu quả lạnh gáy nào sẽ xảy ra nếu quan chức Mỹ tiếp tục tới thăm Đài Loan?

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời một số nhà phân tích nhận định, ngoài việc giành giật lợi ích tài chính từ Đài Loan,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (Theo AOL, Digg) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN