Bủa vây Ukraine 3 mặt, nếu tấn công, Nga có thể tiến bằng hướng nào?

Một số chuyên gia và quan chức Mỹ cảnh báo, Nga có thể ra lệnh tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Nếu không may điều đó xảy ra, vấn đề quan trọng khiến giới chức Ukraine “đau đầu” đó là quân đội Nga sẽ đổ bộ từ đâu.

Chiến tranh Nga – Ukraine là điều không bên nào mong muốn (ảnh: CNN)

Chiến tranh Nga – Ukraine là điều không bên nào mong muốn (ảnh: CNN)

Theo CNN, Nga hiện đã “bao vây” Ukraine trên cả 3 mặt: Bán đảo Crimea từ phía Nam, Belarus từ phía Bắc, Donetsk và Luhansk từ phía Đông.

1. Nga tiến quân từ hướng Đông

Phần lớn sự chú ý của dư luận thế giới hiện tại đổ dồn về Donetsk và Luhansk – nơi lực lượng ly khai thân Nga đang giữ thế thủ trước quân đội Ukraine kể từ năm 2014. Hầu hết các chuyên gia phân tích cho rằng, nếu tấn công Ukraine, cánh cửa từ Donetsk và Luhansk là rộng mở nhất đối với Nga. Từ năm 2014, Nga đã giúp lực lượng ly khai ở 2 tỉnh miền Đông Ukraine tăng cường sức mạnh quân sự.

“Đội hình tấn công mạnh nhất của Nga với hàng trăm xe tăng đang tập trung ở khu vực biên giới giáp Donetsk và Luhansk. Đây là địa điểm tối ưu để quân đội Nga có thể tấn công chớp nhoáng theo tuyến Khursk – Kiev mà gần như không gặp trở ngại nào đáng kể”, Phillip Karber – chuyên gia thuộc Tổ chức Potomac (Mỹ), người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu chi tiết về các đợt di chuyển của quân đội Nga – nhận định.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga dường như đang tập trung quân ở nước láng giềng Belarus (ảnh: CNN)

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga dường như đang tập trung quân ở nước láng giềng Belarus (ảnh: CNN)

2. Mũi tấn công từ Belarus

Belarus – quốc gia đồng minh có mối quan hệ chặt chẽ với Nga – cũng có thể cung cấp cho Moscow con đường tiến tới Kiev dù không mấy thuận lợi, theo CNN.

Hôm 10.2, Nga và Belarus tổ chức cuộc tập trận chung kéo dài 10 ngày. Thời gian và quy mô của cuộc tập trận khiến Mỹ và phương Tây lo ngại. Cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh với khoảng 30.000 binh sĩ tham gia. Các khí tài hạng nặng như Su-35, tên lửa Iskander, hệ thống phòng thủ S-400 cũng tham gia đợt tập trận này.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cuộc tập trận Nga – Belarus là “mối lo lớn” đối với phương Tây trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Cuộc tập trận chung cũng có thể tạo ra vỏ bọc giúp quân đội Nga tràn vào Ukraine từ Belarus một cách bất ngờ.

Tuy nhiên, nếu chọn Belarus làm điểm tập trung quân để tiến vào Ukraine, Nga có thể gặp nhiều bất lợi. Trước khi đổ bộ Ukraine từ Belarus, các binh sĩ và xe tăng Nga bắt buộc phải đi qua đầm lầy Pinsk – một trong những vùng đất ngập nước rộng nhất châu Âu với diện tích hơn 250.000 km vuông.

Với địa hình lầy lội, phức tạp, cây cối um tùm, Pinsk từng cản bước tiến của quân phát xít Đức vào Liên Xô năm 1941. Theo nhiều chuyên gia, chọn tấn công Ukraine từ Belarus chỉ làm chậm bước tiến của quân Nga.

Bản đồ cho thấy từ Crimea và Belarus, Nga có thể tiến quân vào Ukraine (ảnh: Guardian)

Bản đồ cho thấy từ Crimea và Belarus, Nga có thể tiến quân vào Ukraine (ảnh: Guardian)

3. Hướng tấn công từ bán đảo Crimea

Crimea – bán đảo Ukraine được sáp nhập vào lãnh thổ Nga năm 2014 – cũng là địa điểm tương đối thuận lợi để quân đội Nga tiến vào Ukraine. Theo Maxar, Nga đã điều một lực lượng và khí tài tương đối lớn tới Crimea.

Hôm 10.2, Bộ Quốc phòng Nga cũng đăng hình ảnh 6 tàu đổ bộ cỡ lớn cập cảng Sevastopol – cảng chính ở Crimea.

CSIS cho rằng, từ Crimea, quân đội Nga có thể điều các tàu chiến, tàu đổ bộ tới thẳng Odessa – thành phố đông dân thứ 3 Ukraine – và chiếm đóng.

“Một cuộc tấn công vào Odessa có thể mang tới thành công lớn nhưng cũng đi kèm rủi ro cao. Odessa là thành phố đông dân cư và chiến đấu trong đô thị có thể giúp quân đội Ukraine cầm chân Nga”, CSIS nhận xét.

Nguồn: [Link nguồn]

Biên giới ”căng như dây đàn” với Nga, Tổng thống Ukraine chỉ ra “kẻ thù lớn nhất”

Hôm 12.2, thêm nhiều quốc gia như Úc, New Zealand, Đức, Hà Lan, Jordan kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine ngay lập tức trong bối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN