Brazil thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ 2 thế giới, tổng thống vẫn thờ ơ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 22-5 tuyên bố khu vực Nam Mỹ trở thành tâm dịch mới của đại dịch Covid-19 với hơn 100.000 ca nhiễm. Trong đó, Brazil bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hố chôn tập thể những người thiệt mạng vì Covid-19 tại nghĩa trang ở Brazil. Ảnh: Reuters
Trong tuyên bố mới nhất của WHO, "hiện chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đã lây lan sang mọi quốc gia trong lục địa này kể từ khi ca bệnh đầu tiên được xác nhận tại đây cách đây 14 tuần,
Giám đốc điều hành, đồng thời là người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan phát biểu tại buổi họp báo thường nhật ngày 22-5 của WHO tại trụ sở ở Geneva – Thụy Sĩ: "Nam Mỹ đã trở thành tâm dịch mới của đại dịch. Chúng ta đang chứng kiến rất nhiều quốc gia Nam Mỹ với số ca nhiễm gia tăng mỗi ngày. Sự lo lắng đang tràn qua các nước này nhưng ở thời điểm này, Brazil đang là nước bị tác động lớn nhất".
Tính đến ngày 23-5, Brazil đang là vùng dịch lớn thứ 2 thế giới khi vượt Nga, chỉ đứng sau Mỹ, với 330.890 ca nhiễm bệnh. Với hơn 21.000 người thiệt mạng, Brazil đứng thứ 6 thế giới về số ca tử vong.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo con số thực tế cả về số ca nhiễm và số người chết có thể sẽ còn cao hơn thống kê do hệ thống xét nghiệm tại Brazil được đánh giá là chậm trễ và kém hiệu quả.
Nhiều thống đốc bang ở Brazil buộc phải ban hành các hạn chế đi lại tại địa phương mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro, người nhiều lần khẳng định Covid-19 chỉ là bệnh cúm thông thường, vẫn tiếp tục kêu gọi người dân đi làm như bình thường trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngoài Brazil, diễn biến dịch Covid-19 tại các nước khác thuộc Nam Mỹ như Peru hay Chile cũng phức tạp.
Bác sĩ kiểm tra một bệnh nhân ở khu ổ chuột Rio. Ảnh: AP
Brazil thành ổ dịch lớn thứ 2 thế giới. Ảnh: Reuters
Đối với các biện pháp ứng phó của Nam Mỹ, Giám đốc điều hành WHO Mike Ryan cảnh báo việc sử dụng thuốc hydroxychloroquine vào việc điều trị Covid-19, vì cho rằng hiện chưa có đủ chứng cứ khoa học và kết quả thử nghiệm để khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.
Theo WHO, tỉ lệ tử vong tại các nước châu Phi tương đối thấp. Ông Ryan cho rằng nguyên nhân có thể là do độ tuổi của dân số ở khu vực này. Trong tuần qua, 9 quốc gia châu Phi đã tăng 50% số ca nhiễm mới, nhưng một số nước khác đã ghi nhận sự suy giảm hoặc có tỉ lệ ca nhiễm mới ổn định.
Tuy nhiên, do hệ thống y tế khu vực này "mong manh", Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti lo lắng rằng sẽ khó trở tay khi các ca nhiễm gia tăng đột ngột.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi hình ảnh nữ y tá Nga chỉ mặc nội y dưới áo choàng bảo hộ được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, các ông...