Bóng World Cup 2022 cắm sạc gây xôn xao mạng xã hội: Nhà sản xuất giải thích

Sự kiện: World Cup 2026

Al Rihla, quả bóng chính thức được sử dụng cho World Cup 2022 ở Qatar, sử dụng công nghệ cao nên cần được cắm sạc trước khi sử dụng. 

Bức ảnh quả bóng World Cup 2022 cắm sạc gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Reddit

Bức ảnh quả bóng World Cup 2022 cắm sạc gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Reddit

Tờ Daily Mail ngày 30/11 đưa tin, một bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Trong ảnh, một số quả bóng với logo của World Cup 2022 Qatar được cắm sạc như những chiếc điện thoại. 

Đây là một điều tạo nên sự thú vị cho quả bóng tròn ở kỳ World Cup năm nay. Al Rihla (tạm dịch: Hành trình), quả bóng chính thức của World Cup 2022, áp dụng công nghệ lõi sáng tạo CTR-CORE, trong đó có một cảm biến, giúp thu thập dữ liệu về tốc độ và hướng bóng với độ chính xác cao gửi đến tổ trọng tài video (VAR) trong trận đấu. Điều này giúp tổ trọng tài VAR có thể theo dõi vị trí bóng cũng như quyết định một cầu thủ có việt vị hay không. 

Theo trang tin thể thao ESPN, hệ thống VAR cũ mất 70 giây để xác định chính thức một trường hợp việt vị hay không. Trong khi đó, công nghệ CTR-CORE có thể giúp đưa ra quyết định trong 25 giây.

"Cảm biến này nặng 14 gram, cho phép theo dõi quả bóng trong thời gian thực, với các camera được bố trí xung quanh sân, giúp trọng tài xác định lỗi việt vị hoặc đưa ra quyết định chính xác trong các tình huống tranh cãi", tờ Daily Mail cho hay. 

"Mỗi lần quả bóng bị tác động như đá, đánh đầu hoặc thậm chí là chạm vào, hệ thống cảm biến sẽ ghi nhận ở tốc độ 500 khung hình/giây", Maximillian Schmidt, giám đốc điều hành của nhà sản xuất KINEXON - công ty sản xuất cảm biến trong quả bóng Al Rihla, cho biết. 

"Dữ liệu được gửi theo thời gian thực từ các cảm biến tới hệ thống định vị cục bộ. Khi một quả bóng bay ra ngoài biên trong trận đấu và một quả khác được ném vào thay thế, hệ thống hỗ trợ của KINEXON sẽ tự động chuyển sang ghi nhận dữ liệu ở quả bóng mới mà không cần con người can thiệp", ông Schmidt nói thêm.

Cảm biến bên trong Al Rihla chạy bằng một quả pin nhỏ. Adidas, đơn vị sản xuất quả bóng Al Rihla, cho biết, cảm biến có thể hoạt động trong 6 tiếng nếu sử dụng liên tục. Khi không sử dụng, thời gian hoạt động kéo dài tới 18 ngày. Khi hết pin, quả bóng Al Rihla cần phải cắm sạc. 

Tình huống gây tranh cãi trong trận Bồ Đào Nha - Uruguay rạng sáng 29/11. Ảnh: Pulse Nigeria

Tình huống gây tranh cãi trong trận Bồ Đào Nha - Uruguay rạng sáng 29/11. Ảnh: Pulse Nigeria

Sự hữu ích của cảm biến thể hiện rõ trong tình huống gây tranh cãi trong trận Bồ Đào Nha và Uruguay rạng sáng 29/11. Trong tình huống tiền vệ Bồ Đào Nha Bruno Fernandes đưa bóng vào trong, siêu sao Cristiano Ronaldo nhảy lên đánh đầu. Quả bóng gần như sượt nhẹ qua tóc của Ronaldo trước khi bay vào lưới của Uruguay. Tranh cãi nổ ra khi quyết định ai là chủ nhân của bàn thắng này. 

Công nghệ cao của Al Rihla đã có thông số quyết định xem liệu siêu sao người Bồ Đào Nha đã chạm bóng hay chưa. "Với công nghệ bên trong quả bóng Al Rihla, chúng tôi có thể chứng minh rằng không có tác động từ Ronaldo ở bàn thắng của Bồ Đào Nha", tờ Daily Mail dẫn phản hồi của hãng Adidas. 

Khoe đã đến tương lai và biết đội vô địch World Cup 2022, TikToker bị dân mạng ”bóc mẽ”

Một người dùng TikTok (TikToker) tuyên bố đã du hành thời gian tới tương lai để xem trận chung kết World Cup 2022 và có video bằng chứng quay lại đội vô địch. Video được chia sẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN