Bom chùm mà Mỹ cung cấp cho Ukraine “có cũng như không”?

Các cựu quan chức Mỹ và nhà phân tích quân sự nhận định loại bom chùm mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sẽ không có tác động đáng kể đến tình hình ở tiền tuyến trong thời gian ngắn.

Các chuyên gia nói với tờ The New York Times hôm 14-7 rằng loại bom chùm này sẽ không "giúp ích ngay lập tức" cho cuộc tấn công của Ukraine và sẽ chỉ cho phép quân đội Kiev cầm cự khi họ đối mặt với tình trạng thiếu đạn trầm trọng.

Ông Jack Watling, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) ở Anh, cho biết quy mô ảnh hưởng sẽ rất khiêm tốn và tác động thực sự chỉ có thể được nhìn thấy khi Ukraine sở hữu nhiều đạn đáng kể.

Quan chức Lầu Năm Góc cũng thừa nhận cuộc phản công của Ukraine "chậm hơn Mỹ mong đợi" nhưng khẳng định lực lượng Ukraine còn rất nhiều sức mạnh chiến đấu. Ảnh: Global Look Press

Quan chức Lầu Năm Góc cũng thừa nhận cuộc phản công của Ukraine "chậm hơn Mỹ mong đợi" nhưng khẳng định lực lượng Ukraine còn rất nhiều sức mạnh chiến đấu. Ảnh: Global Look Press

Ông Colin Kahl, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách chính sách của Mỹ, cho hay bom chùm sẽ chỉ cho phép Ukraine duy trì cuộc chiến pháo binh trong tương lai gần.

Theo các nhà phân tích, quân đội Ukraine có khả năng sử dụng bom chùm để duy trì tốc độ bắn pháo cao khi họ chuyển từ chiến thuật phối hợp vũ trang của phương Tây sang pháo kích hạng nặng kiểu Liên Xô vào các vị trí của lực lượng Nga.

Diễn biến này khiến các quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ sự thất vọng. The New York Times cũng mô tả chiến lược đấu pháo hiện nay của Ukraine là kém hiệu quả và tốn kém hơn.

Quan chức Lầu Năm Góc cũng thừa nhận cuộc phản công của Ukraine "chậm hơn Mỹ mong đợi" nhưng khẳng định lực lượng Ukraine còn rất nhiều sức mạnh chiến đấu. Theo đài RT, cả quan chức quân sự Mỹ và Ukraine đều từ chối giải thích chính xác cách thức Kiev sẽ sử dụng bom chùm của Mỹ.

Những vũ khí như vậy đã bị hơn 110 quốc gia cấm theo một công ước của Liên Hiệp Quốc do mối nguy hiểm nghiêm trọng mà chúng gây ra cho dân thường.

Đạn chùm mà Mỹ đang cung cấp cho Ukraine là đạn pháo 155 mm được bắn bằng lựu pháo, có thể phóng ra 72 quả lựu đạn nhỏ khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Quyết định cung cấp vũ khí gây tranh cãi nói trên đã bị Liên Hiệp Quốc cũng như các đồng minh của Mỹ, bao gồm Anh, Canada và Tây Ban Nha, chỉ trích. Áo, không phải là thành viên NATO, cũng bày tỏ quan ngại về vấn đề này.

Trong khi đó, Nga chỉ trích động thái của Mỹ khi cho rằng việc cung cấp bom chùm có thể sẽ không ảnh hưởng đến tình hình chiến trường nhưng sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" cho dân thường. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cũng cảnh báo rằng Nga sẽ sử dụng vũ khí tương đương để đáp trả.

Bom chùm của Mỹ đã đến Ukraine

Quan chức Mỹ và Ukraine xác nhận bom chùm của Mỹ đã đến Ukraine, và Kiev đảm bảo sẽ không sử dụng bom chùm ở những khu vực có dân thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN