"Bom bẩn" là gì, nguy hiểm ra sao?

Vũ khí hạt nhân và “bom bẩn” thường bị đánh đồng. Tuy nhiên, chúng khác xa nhau.

Một thiết bị chứa chất phóng xạ được cho là bị đánh cắp khỏi bệnh viện ở Mexico vào năm 2013 (ảnh: Reuters)

Một thiết bị chứa chất phóng xạ được cho là bị đánh cắp khỏi bệnh viện ở Mexico vào năm 2013 (ảnh: Reuters)

Theo The Conversation, “bom bẩn” là thuật ngữ chỉ một loại bom có chứa các chất phóng xạ kết hợp với chất nổ thông thường. Khi bom nổ, chất phóng xạ sẽ được phát tán diện rộng và khiến một khu vực lớn nhiễm phóng xạ. Loại bom này được thiết kế với mục đích chính là gây thương vong bằng chất phóng xạ.

Khi nghe tới “bom” và “chất phóng xạ”, người ta thường liên tưởng ngay đến vũ khí hạt nhân. Nhưng “bom bẩn” không thể so sánh được với vũ khí hạt nhân về sức hủy diệt.

Có 2 loại vũ khí hạt nhân trên thế giới là bom phân hạch và bom nhiệt hạch. 

Bom phân hạch chứa các vật liệu phóng xạ như uranium hoặc plutonium. Quá trình nổ bom phân hạch xảy ra theo phản ứng dây chuyền, khi một neutron (hạt trung hòa điện trong hạt nhân nguyên tử) va chạm với một hạt nhân uranium (hoặc plutonium) làm hạt nhân này vỡ ra. Neutron tiếp tục được sản sinh sau phản ứng và va chạm với hạt nhân uranium (hoặc plutonium) cho tới khi hết nhiên liệu.

Quá trình xảy ra phản ứng giải phóng uranium (hoặc plutonium) diễn ra cực nhanh (chỉ khoảng 1 phần triệu giây). Vụ nổ hạt nhân sinh ra nguồn năng lượng khổng lồ và phóng xạ.

Bom nhiệt hạch có cách chế tạo phức tạp hơn. Nó cần một quả bom phân hạch để đốt cháy đồng vị nhẹ của khí hydro, buộc các hạt nhân mang điện tích dương (vốn đẩy nhau) áp sát đủ gần để tạo ra phản ứng nhiệt hạch. Bom nhiệt hạch thực chất là một quả bom kép và có sức công phá gấp nhiều lần bom phân hạch.

Phóng xạ từ “bom bẩn” có thể gây nguy hại diện rộng (ảnh: Reuters)

Phóng xạ từ “bom bẩn” có thể gây nguy hại diện rộng (ảnh: Reuters)

Theo các chuyên gia, “bom bẩn” được xem như giải pháp thay thế khi không chế tạo được một quả bom hạt nhân thực sự. “Bom bẩn” không gây ra thương vong lớn tức thì. Số nạn nhân của “bom bẩn” phụ thuộc vào mức độ các chất phóng xạ chứa trong bom, sức gió và khả năng sơ tán người khỏi khu vực nhiễm xạ. Vì mục đích chính của kẻ đánh bom là gây ô nhiễm phóng xạ diện rộng, nên loại bom này được gọi là “bom bẩn”.

Theo The Conversation, một khu vực bị đánh “bom bẩn” sẽ bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Nạn nhân nhiễm xạ phải được theo dõi sức khỏe suốt đời. Họ có thể mắc ung thư, bị phá hủy mô, cơ, hệ thống tiêu hóa và nhiều căn bệnh khác.

Việc chế tạo “bom bẩn” không đòi hỏi chuyên môn cao. Khó khăn nhất vẫn là tìm được chất phóng xạ.

Do uranium và plutonium được bảo quản ở những cơ sở có an ninh nghiêm ngặt, những kẻ âm mưu đánh bom bẩn thường tìm nhiên liệu phóng xạ ở các thiết bị xạ trị (điều trị ung thư) trong bệnh viện.

Năm 1987, hai người đàn ông đã đánh cắp thiết bị xạ trị ở một bệnh viện tại thành phố Goiania (Brazil) để bán phế liệu. Bên trong thiết bị xạ trị, có chứa 93 gram chất phóng xạ cesium clorua.

Khi 2 người đàn ông lấy chất phóng xạ phát ánh sáng xanh dịu ra khỏi hộp chứa (vì nghĩ đó là kim loại quý hiếm), họ đã bị nhiễm xạ toàn thân. Trước khi bán chất phóng xạ, 2 người này đã bị bị tiêu chảy và nôn mửa. Họ nghĩ rằng đó là do ngộ độc thực phẩm.

Sự cố phát tán chất phóng xạ nghiêm trọng từng xảy ra ở ở Goiania, Brazil (ảnh: The Conversation)

Sự cố phát tán chất phóng xạ nghiêm trọng từng xảy ra ở ở Goiania, Brazil (ảnh: The Conversation)

Chủ một cơ sở thu mua phế liệu ở Goiania đã mời nhiều bạn bè tới chiêm ngưỡng “kim loại quý” mà mình mua được. Tất cả những người đến xem đều bị nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt do nhiễm xạ. Hậu quả của vụ việc là 4 người tử vong do nhiễm xạ, 20 người phải nhập viện cấp cứu do nhiễm xạ cấp tính. Những người tiếp xúc với chất phóng xạ bằng tay bị hoại tử mô, phồng rộp và lở loét da.

Nỗi sợ về tình trạng nhiễm xạ lan tràn, khiến hơn 112.000 dân ở Goiania đổ xô đến bệnh viện tìm giúp đỡ, gây ra hỗn loạn. Chi phí khử phóng xạ ở Goiania lên tới hàng chục triệu USD.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEC) gọi đây là “một trong những sự cố phóng xạ tồi tệ nhất thế giới”. Đến nay, nhiều người dân ở Goiania vẫn còn tỏ ra sợ hãi khi nhớ về vụ việc.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình hình Ukraine xấu đi, Bộ trưởng Quốc phòng Nga liên tục điện đàm với phương Tây

Ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu có cuộc điện đàm thứ hai trong vòng 3 ngày với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và 3 người đồng cấp khác trong Tổ chức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - The Conversation ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN