Bộ trưởng Nga: Phương Tây trừng phạt nhưng vẫn mua dầu và khí đốt của Moscow
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga, các nước phương Tây đang dựa vào "các giải pháp thay thế" để nhập khẩu năng lượng Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nói rằng các nước phương Tây vẫn mua dầu và khí đốt Nga bất chấp các lệnh trừng phạt do chính họ đưa ra. Ảnh minh họa: Nplusone
Đài RT ngày 28/5 dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho rằng, các nước phương Tây không ngừng mua năng lượng Nga, bất chấp các biện pháp trừng phạt mà họ áp đặt với Moscow.
Khi được phóng viên truyền hình Nga hỏi liệu các nước phương Tây có còn mua dầu và khí đốt Nga thông qua các tuyến đường thay thế hay không, ông Shulginov trả lời rằng thông tin này "chính xác". Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Nga không nói rõ tuyến đường cụ thể nào được sử dụng để phương Tây có được năng lượng Nga.
Tháng 12/2022, EU và G7 đã ra lệnh cấm với hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga, cùng với việc áp mức giá trần 60 USD/thùng. Một biện pháp trừng phạt khác gần như cấm toàn bộ việc nhập khẩu các sản phẩm từ dầu Nga cũng như áp giá trần với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác, có hiệu lực từ ngày 5/2.
Dù các đường ống dẫn khí đốt của Nga không nằm trong phạm vi trừng phạt, nhưng hoạt động xuất khẩu khí đốt của Moscow sang EU giảm mạnh sau vụ phá hoại vào tháng 9/2022 nhằm vào các đường ống Nord Stream 1 và 2. Theo Politico, tới giữa tháng 5, EU vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc có nên đưa các đường ống dẫn khí đốt của Nga vào phạm vi trừng phạt hay không.
Vào tháng 3, Bloomberg đưa tin, một số quốc gia EU đã chủ động mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, trong đó Tây Ban Nha đứng đầu danh sách nhà nhập khẩu vào đầu năm 2023. Theo thống kê, nhập khẩu LNG Nga của Tây Ban Nha tăng 84% kể từ khi xung đột ở Ukraine bắt đầu.
Pháp cũng là nước nhập khẩu lượng lớn LNG Nga. Trong năm 2022, Paris đã mua 1,9 triệu tấn LNG của Moscow. Theo sau Pháp là Tây Ban Nha (hơn 533.000 tấn) và Bỉ (hơn 310.000 tấn).
Tây Ban Nha còn là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 9/3 năm nay, theo Bloomberg. Đứng ở 2 vị trí tiếp theo là Bỉ và Bulgaria.
Vào đầu tháng 5, EU đề nghị cấm các tàu vi phạm lệnh trừng phạt đi vào các cảng và tuyến đường thủy của EU. Sau đó, ông Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối, kêu gọi EU cấm nhiên liệu của Ấn Độ được sản xuất từ dầu Nga.
Trong bối cảnh bị phương Tây trừng phạt, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Mỹ và các đồng minh đang "đùa với lửa" bằng cách tăng cường hỗ trợ cho Kiev, bao gồm cả việc lên kế hoạch cung cấp máy bay chiến...
Nguồn: [Link nguồn]