Binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong đụng độ: TQ nói không, Delhi im lặng “giáng đòn”

Sau những diễn biến căng thẳng mới nhất ở khu vực Ladakh, Đường kiểm soát thực tế (LAC), Trung Quốc tuyên bố, không hề có binh sĩ nào thiệt mạng do các vụ đụng độ gần đây. Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ mới là bên có lỗi ở LAC.

Trung Quốc nói không nhận được bất kỳ thông tin nào về việc có binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong những vụ đụng độ gần đây (ảnh: India Today)

Trung Quốc nói không nhận được bất kỳ thông tin nào về việc có binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong những vụ đụng độ gần đây (ảnh: India Today)

“Theo những thông tin chúng tôi nhận được, không có bất cứ binh sĩ Ấn Độ nào thiệt mạng ở LAC từ hôm 29.8 đến nay”, Hoa Xuân Oánh – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát biểu hôm 2.9.

Trước đó, một số báo nước ngoài đưa tin, một lính đặc nhiệm Ấn Độ thiệt mạng do đụng độ với quân đội Trung Quốc ở LAC. Quân đội Ấn Độ hiện chưa xác nhận thông tin này.

“Quân đội Ấn Độ đã vượt qua phía bên này LAC một cách trái phép. Đó là hành vi khiêu khích, đơn phương thay đổi hiện trạng và phá hỏng thỏa thuận trước đó giữa hai bên”, phát ngôn viên Hoa cáo buộc.

“Ấn Độ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vụ đụng độ và căng thẳng gần đây ở biên giới. Trung Quốc đã hết sức kiềm chế để tránh leo thang căng thẳng và đàm phán với Ấn Độ qua các kênh quân sự, ngoại giao. Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ thắt chặt kỷ luật quân đội ở biên giới, ngừng ngay hành vi khiêu khích, xâm phạm trái phép, tránh leo thang căng thẳng”, bà Hoa nói.

Phát biểu của bà Hoa Xuân Oánh được đưa ra một ngày sau khi quân đội Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc nhiều lần xâm nhập, muốn chiếm các tiền đồn của Ấn Độ ở khu vực hồ Pangong, Ladakh.

Theo Ấn Độ, vụ đụng độ đêm 29.8 là nỗ lực rõ ràng nhất của Trung Quốc nhằm “đơn phương thay đổi hiện trạng ở LAC”.

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng, điểm nóng mới ở hồ Pangong (ảnh: India Today)

Căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng, điểm nóng mới ở hồ Pangong (ảnh: India Today)

Hôm 2.9, Ấn Độ tuyên bố cấm thêm 118 ứng dụng điện thoại của Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng trò chơi nổi tiếng PUBG.

Một số ứng dụng có nhiều người dùng khác của Trung Quốc cũng bị cấm ở Ấn độ như Baidu, Baidu Express Edition, Tencent Watchlist, FaceU, WeChat Reading và Tencent Weiyun…

Chính phủ Ấn Độ tuyên bố những ứng dụng này “gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mất an ninh, trật tự xã hội”.

Tổng số ứng dụng Trung Quốc bị cấm ở Ấn Độ - thị trường với hơn 1 tỷ dân – hiện lên tới 224 ứng dụng.

Theo Ấn Độ, thời gian gần đây, nhiều thông tin cho thấy, các ứng dụng của Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu người dùng, gây mất an ninh, quyền riêng tư.

Ấn Độ: 3 ngày 3 lần quân đội TQ kéo tới chiếm tiền đồn biên giới

Các lực lượng Ấn Độ đã kịp thời ngăn chặn nỗ lực mới nhất của binh sĩ Trung Quốc nhằm xâm nhập những tiền đồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – India Today ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN