Biểu tình lan rộng ở Myanmar: Quân đội cảnh báo lạnh người

Chính quyền quân sự Myanmar ngày 21.2 cảnh báo người biểu tình có thể “mất mạng” nếu tiếp tục đối đầu với lực lượng an ninh có vũ trang, trong bối cảnh người biểu tình tuyên bố sẽ tổ chức tuần hành trên quy mô cả nước.

Người biểu tình đối đầu với lực lượng an ninh Myanmar.

Người biểu tình đối đầu với lực lượng an ninh Myanmar.

Myanmar trải qua những ngày biểu tình đẫm máu nhất khi cảnh sát nổ súng nhằm vào đám đông ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của nước này, theo CNN.

“Người biểu tình đang có những hành động kích động đám đông, thực hiện các hành động phá hoại, lôi kéo tầng lớp thanh thiếu niên. Con đường đối đầu mà họ lựa chọn sẽ dẫn đến mất mạng”, chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố vào tối ngày 21.2.

Quân đội Myanmar cho đến nay không trực tiếp trấn áp người biểu tình mà giao nhiệm vụ cho cảnh sát và lực lượng an ninh. Các cuộc biểu tình ôn hòa trở nên hỗn loạn khi cảnh sát sử dụng đạn thật bắn vào đám đông, theo cáo buộc của người biểu tình.

Video chia sẻ trên mạng xã hội vào đêm ngày 21.2 và sáng ngày 22.2, cho thấy lực lượng an ninh thiết lập hàng rào dây thép gai tại các đại sứ quán nước ngoài ở thành phố Yangon. Xe quân sự của quân đội cũng tham gia tuần tra cùng xe cảnh sát.

Người biểu tình đã kêu gọi tất cả người dân Myanmar tham gia phản đối cuộc đảo chính. Hầu hết các cửa hàng và văn phòng ở Myanmar đều đóng cửa trong ngày 22.2.

“Ngày 22.2 sẽ là ngày lịch sử. Hãy theo dõi chúng tôi và cầu nguyện cho chúng tôi”, Phong trào Bất tuân Dân sự (CDM), tổ chức dẫn đầu làn sóng biểu tình, tuyên bố trên mạng xã hội.

Trong hơn hai tuần qua, hàng ngàn người dân ở các vùng nông thôn, các thành phố lớn của Myanmar đã tham gia biểu tình ôn hòa, kêu gọi quân đội trao lại quyền lực, trả tự do cho các nhà lãnh đạo do dân bầu.

Quân đội thông báo cảnh sát được phép trấn áp biểu tình theo quy định giới nghiêm, cấm tụ tập quá 5 người. Đường truyền Internet ở Myanmar đôi khi vẫn bị gián đoạn.

Các lực lượng chống nổi dậy tinh nhuệ của quân đội Myanmar được điều động đến nhiều thành phố lớn, sẵn sàng can thiệp nếu tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, theo CNN.

Ở Yangon, người biểu tình tuần hành bên ngoài Đại sứ quán Mỹ, giơ cao biểu ngữ “Hãy giúp Myanmar”. Ở thủ đô Naypyidaw, 10.000 người biểu tình tuần hành tưởng nhớ Mya Thweh Thweh Khine, cô gái 20 tuổi là người tử vong đầu tiên do trúng đạn của cảnh sát.

Bộ Ngoại giao Myanmar ngày 21.2 ra thông điệp khẳng định chính quyền “đang hết sức kiềm chế, hạn chế sử dụng vũ lực”. Bộ Ngoại giao Myanmar cũng phản đối các quốc gia nước ngoài đưa ra một số bình luận phản đối đảo chính, rằng đó là hành động “can thiệp vào công việc nội bộ của nước này”.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhân chứng kể cảnh tượng “như thời chiến” trong biểu tình đổ máu ở Myanmar

20.2 là ngày tồi tệ nhất kể từ khi biểu tình nổ ra ở Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội. Cảnh sát nổ súng không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN