Biểu tình bạo lực ở Mỹ: Cảnh sát bị bắn chết, Tổng thống Trump dọa "chó dữ"
Hai cảnh sát liên bang bị bắn trong các cuộc biểu tình ở TP Oakland, bang California – Mỹ hôm 29-5, một trong hai người này đã thiệt mạng.
Một người biểu tình nhảy lên xe cảnh sát ở Atlanta. Ảnh: Sky News
Sở cảnh sát TP Oakland nói với Đài CNN ít nhất 7.500 người biểu tình đã xuống đường phản đối vụ xét xử liên quan đến cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu thiệt mạng sau khi bị viên cảnh sát da trắng chẹt đầu gối vào cổ. Các cuộc biểu tình đã gây thiệt hại trên khắp thành phố.
Thông báo của cảnh sát ghi nhận nhiều vụ phá hoại, trộm cắp các doanh nghiệp, đốt phá và tấn công cảnh sát. Giới chức trách đang điều tra vụ cảnh sát bị bắn trong cuộc biểu tình.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình về cái chết của ông George Floyd tiếp tục diễn ra vào sáng 30-5 (giờ địa phương) tại Lincoln, bang Nebraska.
Người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở CNN. Ảnh: Sky News
Còn tại bang Arizona, người biểu tình đã có nhiều hành động phá hoại ở trung tâm TP Phoenix.
"Nhiều nơi ở khắp khu vực trung tâm Phoenix bị phá hoại khi một số người biểu tình có hành vi tội phạm, phá cửa các doanh nghiệp và phá hủy những chiếc ô tô đậu bên đường" - Sở Cảnh sát TP Phoenix thông báo trên mạng Twitter.
Một người biểu tình đập phá cửa hàng ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Phoenix là một trong hơn 20 thành phố trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến các cuộc biểu tình vào tối 29-5 (giờ địa phương) sau cái chết của ông George Floyd.
Tại TP Houston, bang Texas, gần 200 người bị bắt trong các cuộc biểu tình cùng ngày. Hầu hết những người bị bắt sẽ bị buộc tội cản trở giao thông, theo Sở Cảnh sát Houston. 4 cảnh sát bị thương nhẹ và 8 xe cảnh sát bị hư hại trong các vụ biểu tình.
Người biểu tình phá hoại bên ngoài một ngân hàng ở Oregon. Ảnh: AP
Trong khi đó, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra trên khắp TP Minneapolis, khoảng 50 người đã bị bắt giữ. Hơn 2.500 cảnh sát được điều động để duy trì ổn định. Thiếu tướng Jon Jensen thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Minnesota cho biết hơn 1.700 binh sĩ Vệ binh Quốc gia sẽ được triển khai trong khu vực vào ngày 31-5. Đây sẽ là đợt triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia lớn nhất trong lịch sử bang Minnesota.
Các cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Tôi không thể thở" xuất phát từ Minneapolis khi cơ quan công tố chậm trễ trong việc ra quyết định truy tố các cảnh sát liên quan đến cái chết của ông Floyd dù 4 người này đã bị sa thải. Cơn thịnh nộ sau đó lan sang nhiều địa phương khác của Mỹ.
Cảnh sát xịt hơi cay giải tán người biểu tình ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Hàng ngàn người biểu tình xuống đường ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Derek Chauvin, 44 tuổi, cảnh sát chẹt cổ ông Floyd khiến nạn nhân tử vong, bị truy tố tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát do bất cẩn. Người này dự kiến ra tòa vào ngày 1-6 tại tòa quận Hennepin, bang Minnesota. 3 cảnh sát còn lại cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Người biểu tình đốt phá một cửa hàng ở Oakland. Ảnh: Bay Area News Group
Phía trước Nhà Trắng, theo đài CNN, một nhóm biểu tình đụng độ rạng sáng 30-5 (giờ địa phương) với Mật vụ Mỹ.
Thông qua mạng Twitter, Tổng thống Donald Trump gửi lời cám ơn Cơ quan Mật vụ đã ngăn chặn những người biểu tình ở công viên Lafayette. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng những người biểu tình sẽ được "chào đón bằng bầy chó dữ tợn nhất và những vũ khí đáng ngại nhất" nếu tấn công hàng rào Nhà Trắng.
Thông điệp trên Twitter kể trên của Tổng thống Trump được đài CNN bình luận là "lạ lùng".
Không chỉ bị bắt giữ và bị truy tố về tội danh giết người, Derek Chauvin – viên cảnh sát đè cổ chết người đàn ông...
Nguồn: [Link nguồn]