Biết gì về tên lửa S-300 rơi ở Ba Lan?

Tên lửa S-300 là dòng tên lửa đất đối không do Liên Xô sáng chế, có nhiều phiên bản và được cả Nga, Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột.

Ngày 16-11, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết theo những thông tin sơ bộ mà nước ông và đồng minh có được, một tên lửa S-300 do Liên Xô sản xuất có thể là do lực lượng phòng không Ukraine bắn, đã rơi xuống một nhà máy sản xuất ngũ cốc ở miền đông nước này khiến 2 người dân thiệt mạng, theo hãng tin Reuters.

Theo ông Duda, tên lửa rơi ở làng Przewodow là tai nạn đáng tiếc chứ không phải là cuộc tấn công có chủ ý vào nước ông. Ông nói rằng dấu hiệu sơ bộ cho thấy tên lửa là do lực lượng phòng không Ukraine phóng ra để đánh chặn tên lửa Nga dội khắp Ukraine hôm 15-11.

Tên lửa S-300 là dòng tên lửa đất đối không do Liên Xô sáng chế, được đưa vào hoạt động lần đầu vào cuối những năm 1970 sau một thập niên phát triển. Hiện tại, S-300 đang được cả quân Nga và Ukraine sử dụng trong cuộc chiến.

Có nhiều phiên bản tên lửa S-300, với khả năng về mặt kỹ thuật và tầm bắn khác nhau. Tầm bắn tối đa của tên lửa tiêu chuẩn là 150 km với đầu đạn nặng từ 133 kg đến 143 kg, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Hiện chưa rõ phiên bản nào đã rơi xuống Ba Lan trong vụ việc nói trên.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga. Ảnh: TASS

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga. Ảnh: TASS

Tên lửa S-300 dùng để bắn hạ máy bay, máy bay không người lái (UAV), tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Các bệ phóng S-300 được trang bị đầy đủ sẽ bao gồm các radar phát hiện theo dõi các mục tiêu ở gần. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường để tự động bám sát mục tiêu. Có thể bắn đồng thời một số tên lửa vào nhiều mục tiêu.

Phiên bản mới nhất của S-300 là Antey-2500, có tầm bắn 350 km, được đưa vào hoạt động vào đầu những năm 2010, theo trang web của cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosobornexport.

Theo Rosoboronexport, hệ thống này có "các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật cao dùng để phòng không ở các cơ sở hành chính, công nghiệp và quân sự quan trọng, các nhóm quân, cơ sở hạ tầng ven biển và lực lượng hải quân tại cứ điểm đóng quân”.

Hệ thống này được Nga và Ukraine, cũng như 18 quốc gia khác bao gồm các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Hy Lạp, Slovakia và Bulgaria, theo CSIS. Theo tờ Business Insider, S-300 được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất nằm trong kho vũ khí của ba quốc gia NATO là Slovakia, Bulgaria và Hy Lạp.

Moscow trước đây đã bán tên lửa S-300 cho Venezuela, Trung Quốc, Iran và Ai Cập và nhiều quốc gia khác. Nga đã triển khai tên lửa S-300 ở Syria và bố trí chúng trên bán đảo Crimea.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga giải thích lý do không liên lạc Mỹ và NATO vụ tên lửa bay lạc qua Ba Lan

Theo phát ngôn viên Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov, Nga không liên lạc Mỹ và NATO vụ tên lửa bay lạc qua Ba Lan vì mình không liên quan vụ việc và cũng không có lý do gì để leo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THU PHƯƠNG ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN