Biết gì về MiG-41, siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 6 mà Nga đang phát triển?

Tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có/không có người lái, đạt vận tốc Mach 5, có khả năng mang vũ khí siêu thanh và tên lửa chống vệ tinh.

Tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có/không có người lái, có khả năng mang vũ khí siêu thanh. Máy bay này có thể đạt vận tốc Mach 5 (6.125 km/giờ) và mang tên lửa chống vệ tinh gần ranh giới bầu khí quyển Trái đất.

Nga phát triển máy bay MiG-41 để thay thế MiG-31?

Theo trang 19fortyfive, máy bay chiến đấu MiG-41, còn được biết đến với cái tên PAK DP (Tổ hợp Hàng không triển vọng đánh chặn tầm xa), dự kiến sẽ ra mắt vào cuối thập niên này với tư cách là sản phẩm thế hệ thứ 5 của Tập đoàn MiG.

Đồ họa máy bay tàng hình MiG-41. Ảnh: Russian internet

Đồ họa máy bay tàng hình MiG-41. Ảnh: Russian internet

Hiện có rất ít thông tin về máy bay mà Nga đang chế tạo. Thiết kế của máy bay được cho hoàn thành vào năm 2019. Đây có thể là máy bay chiến đấu đánh chặn tàng hình thế hệ thứ 5 ++ hoặc có thể là thế hệ thứ 6 của Nga đang được phát triển để thay thế tiêm kích MiG-31 hiện tại. Báo chí Nga cho biết MiG-41 có thể giống tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57 về cấu hình.

Chưa có buổi ra mắt hoặc trưng bày công khai về máy bay này. Tuy nhiên, một số hình ảnh hoặc bản dựng cho thấy máy bay có thiết kế tàng hình thân cánh tròn, kết hợp các cánh đuôi thẳng đứng không giống như được nhìn thấy trên các máy bay tàng hình F-22, F-35 của Mỹ hay Su-57 của Nga.

Một bài báo của hãng tin TASS năm 2019 có một bức ảnh chụp thân máy bay tròn trịa dường như để tàng hình bao phủ buồng lái của phi công, song lại có rất ít chi tiết được cung cấp trong phần nội dung bài báo.

Bài báo của TASS dẫn lời giám đốc của Tập đoàn MiG nói rằng máy bay MiG-41 sẽ sử dụng các loại vũ khí hàng không mới và được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ tàng hình mới.

Những công nghệ tàng hình mới nào có thể được sử dụng trên MiG-41?

Theo 19fortyfive, câu hỏi này chắc chắn gợi ra suy đoán về chiếc máy bay thế hệ thứ 6 của Không quân Mỹ. Nó có thể chứa các loại vật liệu hấp thụ sóng radar mới, cấu hình thiết kế mới và cảm biến mới. Có thể máy bay thế hệ thứ sáu này sẽ được hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như có khả năng vận hành máy bay không người lái.

Trung Quốc công bố ý tưởng về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2022. Ảnh: Twitter

Trung Quốc công bố ý tưởng về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của nước này tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải năm 2022. Ảnh: Twitter

Các nhà lãnh đạo Nga và MiG đã làm rõ rằng MiG-41 cuối cùng sẽ thay thế MiG-31 trong vai trò máy bay tiêm kích-đánh chặn.

Câu nói của giám đốc điều hành MiG rằng MiG-41 sẽ chứa các loại vũ khí hàng không mới cũng để lại dấu hỏi về năng lực mới của máy bay này. Một bài báo từ trang militaryaerospace.com suy đoán MiG-41 có thể hoạt động trong môi trường gần vũ trụ và thực hiện các loại nhiệm vụ đánh chặn và tấn công.

“MiG-41 cũng có khả năng mang tên lửa chống vệ tinh và có thể hoạt động trong môi trường gần vũ trụ. Một số báo cáo thậm chí còn tuyên bố máy bay mới này có thể bắn hạ tên lửa siêu thanh đang lao tới” – bài báo có đoạn.

“Kể từ khi được công bố vào năm 2018, một vài chi tiết về máy bay phản lực MiG-41 đã xuất hiện thêm, bao gồm thông tin nó sẽ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng hoặc động cơ tuabin phản lực dòng thẳng, sẽ sử dụng công nghệ tàng hình, có khả năng đạt đến vận tốc Mach 4 – Mach 4.3 (4.900 km/giờ - 5.267 km/giờ), trong khi một số báo cáo cho rằng nó thậm chí còn có thể đạt vận tốc Mach 5” – bài viết trên militaryaerospace.com cho hay.

Kế hoạch của quân đội Mỹ về máy bay thế hệ thứ 6

Chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) của Không quân Mỹ sẽ ưu tiên các khái niệm bao gồm “chiến tranh đặc biệt” và “ưu thế toàn phổ”, theo yêu cầu ngân sách Năm tài khóa 2023 của quân đội Mỹ.

Khởi xướng năm 2014, chương trình NGAD của Không quân Mỹ nhằm chế tạo một loại máy bay thế hệ thứ 6 mạnh mẽ vào những năm 2030. NGAD hướng tới phát triển một số lĩnh vực công nghệ, gồm động cơ đẩy, tàng hình và vũ khí tiên tiến.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ công bố ý tưởng về chương trình máy bay thế hệ thứ 6 NGAD. Ảnh: The EurAsian Times

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ công bố ý tưởng về chương trình máy bay thế hệ thứ 6 NGAD. Ảnh: The EurAsian Times

Chi tiết xung quanh dự án được công khai rất hạn chế ở giai đoạn đầu. Gần đây Không quân Mỹ đã công bố thêm một số chi tiết. Theo đó, Mỹ lên kế hoạch sở hữu một phi đội gồm 1.000 thiết bị không người lái (UAV) và 200 máy bay chiến đấu tàng hình thuộc chương trình NGAD. UAV tự động cao, còn gọi là máy bay chiến đấu hợp tác (CCA) sẽ hoạt động cùng máy bay thế hệ thứ 6 và tiêm kích F-35.

Sức mạnh siêu tiêm kích Su-57 khiến Nga mở rộng quy mô sản xuất

Tiêm kích tàng hình Su-57 được đánh giá cao nhờ các cảm biến nhạy bén, độ bền cao, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử tinh vi, năng lực vũ khí bên trong thân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN