Biết gì về ‘Bức tường xanh’ định đoạt kết quả bầu cử Mỹ?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

“Bức tường xanh” có vai trò quan trọng trong việc quyết định ai là tổng thống trong các cuộc bầu cử Mỹ.

Chỉ còn vài giờ nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (5-11), những thuật ngữ bầu cử, trong đó có “bức tường xanh” đang được giới truyền thông nhắc đến rất nhiều.

Vậy “bức tường xanh” nghĩa là gì và nó có vai trò như thế nào trong việc xác định được ứng cử viên của đảng Cộng hòa - cựu tổng thống Donald Trump, hay ứng cử viên của đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, sẽ thắng cuộc đua vào Nhà Trắng?

Trong cuộc bầu cử Mỹ, một ứng cử viên phải giành được ít nhất 270 trong số 538 phiếu Đại cử tri. Mỗi tiểu bang có số lượng Đại cử tri dựa trên số thượng nghị sĩ của tiểu bang đó (là 2 người) và số người đại diện dựa trên tổng số dân của bang đó, tùy quy mô lớn nhỏ của bang. Phiếu đại cử tri của bang đó thường sẽ thuộc về ứng cử viên giành được số phiếu phổ thông (phiếu dân bầu) của bang đó.

Hầu hết trong số 50 tiểu bang của Mỹ đã có sẵn xu hướng nghiêng hẳn về đảng Cộng hòa hoặc Dân chủ.

Kể từ năm 1992, 18 tiểu bang, bao gồm nhiều bang nằm ở bờ biển phía đông và phía tây của nước Mỹ và Đặc khu Columbia (Washington, D.C), đã liên tục ủng hộ ứng cử viên của đảng Dân chủ và đây được gọi là “bức tường xanh”. Tổng cộng phiếu đại cử tri của các bang này là 238 phiếu, trong đó California và New York có số phiếu lớn nhất, lần lượt là 54 và 28 phiếu.

Nếu muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024, Phó Tổng thống Kamala Harris cần ngăn cựu Tổng thống Donald Trump phá vỡ "bức tường xanh". Ảnh: SCMP

Nếu muốn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024, Phó Tổng thống Kamala Harris cần ngăn cựu Tổng thống Donald Trump phá vỡ "bức tường xanh". Ảnh: SCMP

Còn đảng Cộng hòa cũng có những thành trì tương tự: hầu hết các tiểu bang phía nam và nằm ở giữa nước Mỹ. Tuy nhiên, ngoài bang Texas và Florida có số phiếu đại cử tri lần lượt là 40 và 30, các tiểu bang này ít dân hơn và do đó có ít phiếu đại cử tri hơn. Tổng cộng các tiểu bang Cộng hòa này nắm giữ 218 phiếu đại cử tri.

Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “bức tường xanh” thực sự muốn chỉ đến 3 tiểu bang chiến trường - bang không theo một đảng nhất định nào, mà ông Trump đã lật ngược tình thế trong cuộc bầu cử 2016: Michigan, Wisconsin và Pennsylvania, với tổng cộng là 44 phiếu đại cử tri.

Lúc đó, ông Trump đã có được 306 phiếu đại cử tri, đánh bại ứng cử viên Dân chủ lúc đó là bà Hillary Clinton, mặc dù bà Clinton đã giành được nhiều hơn ông Trump gần 2,9 triệu phiếu phổ thông.

Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử 2020, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden đã giành lại các tiểu bang này và cũng giành được 306 phiếu đại cử tri. Do đó, ông Biden đã giành chiến thắng trước ông Trump một cách thuyết phục.

Để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, bà Harris cần gom được một lượng phiếu tại các bang dao động, đồng thời ngăn ông Trump phá vỡ “bức tường xanh”, như ông đã làm vào năm 2016.

Nếu ông Trump một lần nữa phá vỡ được “bức tường xanh”, ông có thể trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ không chỉ xoay quanh số lượng phiếu bầu phổ thông mà phụ thuộc chủ yếu vào phiếu đại cử tri, khiến các bang chiến trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐỨC HIỀN ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN