Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược, bị thế giới quay lưng

Kể từ năm 1962, các đội dân quân biển hiếu chiến nằm trong “cuộc chiến tranh nhân dân trên biển” do Trung Quốc (TQ) triển khai đã lộ diện tại vùng biển Đà Nẵng.

Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc hồi năm 2018. Ảnh: Schottel.

Tàu Địa chất Hải dương 8 hoạt động gần bờ biển Trung Quốc hồi năm 2018. Ảnh: Schottel.

Tham vọng của Bắc Kinh cũng hiện lên ngày càng rõ, tỉ lệ thuận với rủi ro và nguy cơ xung đột cũng như tình trạng mất an ninh ở biển Đông.

Với Việt Nam, TQ tiến hành các hoạt động quấy phá, gây rối, đe dọa và thậm chí là xâm chiếm phi pháp. Điển hình là sự kiện TQ chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Đến năm 1988, Bắc Kinh mang quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đến giai đoạn 2013 đến nay, TQ ngang ngược cho cải tạo bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa do nước này xâm chiếm trái phép, gồm Gạc Ma, Chữ Thập, Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên, Subi, Ga ven. TQ còn cắt cáp tàu địa chấn Binh Minh 02 năm 2011 và Viking II năm 2013; đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam năm 2014 và tàu Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2019.

TQ còn tiến hành xâm chiếm, đe dọa và quấy phá chủ quyền, hoạt động kinh tế của các nước khác, bao gồm Malaysia và Philippines. Ngay cả các tàu nghiên cứu khoa học hay tàu quân sự của Mỹ UNS Impeccable (năm 2009), USS Lassen (2015); các máy bay tuần tra của Úc hoạt động hàng hải tại khu vực biển Đông cũng bị TQ tìm cách ngăn cản.

Kết quả của những tham vọng và hành xử không thượng tôn pháp luật của TQ là gì?

Trên các diễn đàn ngoại giao, TQ gần như bị cô lập về vấn đề biển Đông. Các phát ngôn của lãnh đạo TQ về biển Đông, kiểu như sẵn sàng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thường xuyên bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Bởi lẽ yêu sách đường lưỡi bò cùng lối hành xử bạo lực của Bắc Kinh khiến căng thẳng liên tục leo thang.

Trên các diễn đàn khoa học, các học giả TQ thường xuyên bị cộng đồng học giả quốc tế ném đá quyết liệt vì cách lập luận, viện dẫn luật pháp rất vô lý. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà TQ vốn là thành viên đã bị giới chính trị gia và nhiều học giả nước này bẻ cong để phù hợp với tham vọng bá quyền theo hình chín đoạn. Nhiều hội thảo quốc tế biển Đông chứng kiến cảnh các học giả TQ hoàn toàn bất lực, đuối lý trước những lập luận từ các học giả trong lẫn ngoài khu vực biển Đông. Thậm chí bản thân nhiều học giả TQ cũng tin rằng Bắc Kinh đang quá sai và để tìm ra lối đi dù chỉ là một khe hẹp vừa vặn với tham vọng của TQ ở biển Đông là điều bất khả.

Trên các diễn đàn văn hóa và dân sự, TQ bị tẩy chay từ phim ảnh đến sách vở, xe cộ, v.v. Bắc Kinh tìm mọi cách luồn lách các sản phẩm có đường lưỡi bò vào các nước nhưng liên tục bị phát hiện và cấm đoán, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân nhiều nước; khiến chính quyền các quốc gia phải tìm mọi cách để dè chừng sản phẩm “Made in China”, vốn là mục tiêu to lớn đưa hàng TQ ra thế giới mà Bắc Kinh kỳ vọng.

Nếu TQ tiếp tục hành xử vô lý, phớt lờ công luận và phán quyết của Tòa Trọng tài 2016 (xóa sổ đường lưỡi bò) thì cộng đồng quốc tế sẽ còn cô lập Bắc Kinh mạnh mẽ hơn. Chắc chắn khi đó uy tín, sự tin cậy vào vai trò nước lớn đối của TQ trên chính trường quốc tế sẽ suy giảm nghiêm trọng. Dừng lại hoặc sẽ bị cả thế giới quay lưng.

'Tuyên bố của Trung Quốc về biển Đông thật nực cười'

"Đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông thuộc về họ, tôi nghĩ điều đó thật nực cười", Bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐỖ THIỆN ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN