Biển Đông: Philippines đòi bồi thường vụ đâm chìm tàu cá, TQ "ngậm bồ hòn"
Cách tiếp cận nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông từ Philippines được giới quan sát quốc tế đánh giá là chậm, chắc và hiệu quả. Mới đây, Philippines tiếp tục đòi bồi thường thiệt hại về vụ một tàu cá Philippines bị đâm chìm bởi tàu Trung Quốc.
Philippines quyết đòi Trung Quốc bồi thường vụ đâm chìm tàu cá (ảnh: Asian Times)
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra đã công bố kế hoạch chính phủ nhằm buộc Bắc Kinh bồi thường thiệt hại cho 22 ngư dân bị chìm tàu khi bị tàu Trung Quốc đâm hồi năm ngoái.
Bộ Tư pháp Philippines cho hay, những ngư dân nước này đã suýt chết đuối khi bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Ông Menardo Guevarra cho biết, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng trả bất kỳ khoản bồi thường nào mà Philippines đề nghị về vụ chìm tàu, miễn là phải hợp lý. Trung Quốc cũng thừa nhận lỗi của tàu nước này trong việc gây ra sự cố.
Các chuyên gia cho rằng, dân quân Trung Quốc đã đóng giả làm ngư dân và quấy rối hoạt động của tàu các nước khác trong khu vực Biển Đông.
Philippines đang có sự thay đổi rõ rệt và cứng rắn về lập trường chống lại các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
Cùng với việc tăng cường các hoạt động phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines cũng thể hiện lập trường muốn củng cố quan hệ với Mỹ - đối tác an ninh truyền thống.
Đầu tháng này, Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Philippines cũng khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) với Mỹ.
Động thái của Philippines thể hiện chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte ngày càng quan ngại những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ chưa thể hiện rõ ràng rằng liệu nước này có đứng ra hỗ trợ nếu Philippines bị Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông hay không.
Philippines muốn quay về với đối tác an ninh truyền thống là Mỹ trước những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: SCMP)
Tháng 8 năm ngoái, trong chuyến thăm của ông Duterte tới Bắc Kinh, Trung Quốc và Philippines một lần nữa nhắc lại cam kết cùng khai thác, chia sẻ tài nguyên Biển Đông.
Tuy nhiên, hành động nói không đi đôi với làm của Bắc Kinh khiến Manila lo ngại. Theo các chuyên gia, không thể hài hòa lợi ích giữa các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông với hiến pháp Philippines.
Thêm vào đó, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á càng làm cho cam kết cùng chia sẻ lợi ích giữa Manila và Bắc Kinh rơi vào bế tắc.
Ông Duterte – người đã bước vào năm thứ 5 trong nhiệm kỳ 6 năm làm Tổng thống Philippines – dự kiến sẽ không để Bắc Kinh “che mắt” và đi ngược lại hiến pháp Philippines về sự toàn vẹn lãnh thổ.
“Ngay cả khi khu vực của chúng ta đang ra sức đối phó với Covid-19, nhiều vụ việc đáng báo động đã xảy ra ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng và tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế”, Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam chủ trì.
Nguồn: [Link nguồn]
Tư tưởng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã không còn phù hợp và thậm chí là lỗi thời trong hoàn cảnh mới, một...