Biển Đông: Philippines cảnh báo Trung Quốc về “vũ khí chưa được triển khai”
Rủi ro bị tấn công từ nhóm tàu Trung Quốc neo đậu xung quanh đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đã khiến giới chức Philippines bàn về khả năng sử dụng hiệp ước phòng thủ với Mỹ.
"Cả 2 phía cam kết thực hiện nghĩa vụ được quy định trong Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines (MDT). Giữa lúc căng thẳng leo thang trên biển Đông, chúng tôi cân nhắc mọi phương án giải quyết tình hình, bao gồm tận dụng quan hệ đối tác với các quốc gia khác, như Mỹ" – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong khẳng định hôm 8-4.
Cùng ngày, Thượng nghị sĩ Philippines Panfilo Lacson thông qua mạng xã hội Twitter thể hiện sự ủng hộ dành cho ý tưởng sử dụng MDT, gọi đây là "một vũ khí chưa được triển khai".
Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump đều khẳng định MDT 1951 sẽ được áp dụng nếu xảy ra xung đột giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông.
"Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào quân đội, tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines trên Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông, sẽ kích hoạt nghĩa vụ của chúng tôi theo khuôn khổ MDT" – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố hôm 7-4.
Căng thẳng biển Đông leo thang vì sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc, bị nghi do dân quân nước này điều khiển, quanh đá Ba Đầu. Ảnh: Washington Examiner
Giới chức Trung Quốc phủ nhận những chiếc tàu neo đậu gần đá Ba Đầu với số lượng hơn 200 chiếc là tàu dân quân núp bóng tàu cá, nói rằng chúng chỉ đơn thuần là tàu thương mại trú bão. Dù vậy, lập luận này không thuyết phục.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hồi đầu tháng này cho biết vẫn còn 44 tàu Trung Quốc hiện diện xung quanh đá Ba Đầu dù "họ không có lí do gì để ở lại đó", bởi điều kiện thời tiết trên biển đã được cải thiện. Ông Lorenzana nhấn mạnh sự hiện diện của nhóm tàu này là một minh chứng cho thấy Bắc Kinh muốn chiếm thêm các khu vực trên biển Đông.
Theo Washington Examiner, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tăng tốc phân phối vắc-xin Covid-19 ra nước ngoài để chống lại chính sách ngoại giao vắc-xin của Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ không dùng vắc-xin để đổi lấy lợi ích chính trị" – Ngoại trưởng Blinken khẳng định vào đầu tuần này, ám chỉ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang tăng tốc phân phối vắc-xin Covid-19 ra nước ngoài. Ảnh: Reuters
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ Quốc phòng Canada xác nhận tàu chiến HMCS Calgary của nước này trong quá trình tuần qua đã di chuyển gần quần đảo Trường...