Biển Đông: Canada điều tàu chiến di chuyển gần Trường Sa
Bộ Quốc phòng Canada xác nhận tàu chiến HMCS Calgary của nước này trong quá trình tuần qua đã di chuyển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Đài truyền hình CBC (Canada) ngày 31-3 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Canada cho biết tàu Hải quân Hoàng gia (HMCS) Calgary của nước này trong quá trình tuần qua đã di chuyển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada đang gia tăng.
Biển Đông: Canada điều tàu chiến di chuyển gần Trường Sa. Ảnh: DEDDEDA STEMLER/THE CANADIAN PRESS
CBC hôm 1-4 dẫn lời ông Daniel Le Bouthillier - người phát ngôn Bộ Quốc phòng Canada - xác nhận tàu HMCS Calgary đã đi qua gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Bouthillier cho biết Biển Đông là “con đường thiết thực nhất cho tàu chiến”.
CBC dẫn lời một quan chức quốc phòng Canada tiết lộ tàu HMCS Calgary đã bị Trung Quốc bí mật theo dõi trong lúc đi qua Biển Đông.
Trước đó, các quan chức Canada đã phủ nhận việc cố gắng gửi bất kỳ thông điệp nào liên quan các tàu chiến nước này được điều qua Biển Đông, vùng biển Trung Quốc có yêu sách chủ quyền phi lý.
Tuy nhiên, các tài liệu do báo chí Canada ghi nhận được hồi năm 2020 cho thấy việc điều các tàu chiến có hải trình đi qua khu vực Biển Đông thường được thảo luận ở các cấp chính phủ cao nhất của nước này trước khi được thông qua.
Trước đó, động thái tàu khu trục HMCS Ottawa của Canada di chuyển qua eo biển Đài Loan hồi năm 2020 được mô tả trong các tài liệu là đã "thể hiện sự ủng hộ của Canada đối với các đối tác và đồng minh thân cận nhất của Canada, an ninh khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ".
Theo CBC, các quan chức quốc phòng Canada được yêu cầu giữ im lặng về hải trình của tàu HMCS Ottawa hồi tháng 9-2019, ba tháng sau khi máy bay chiến đấu của Trung Quốc báo động hai tàu Canada khác cũng có hoạt động tương tự.
Động thái Canada điều tàu chiến qua Biển Đông trên được đánh giá có thể làm leo thang căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước tiếp tục gia tăng liên quan vụ Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver hồi tháng 12-2018.
Bắc Kinh sau đó đã bắt giữ hai công dân Canada là ông Michael Kovrig và ông Michael Spavor, động thái mà phía Canada và một số nước khác cáo buộc là nhằm trả đũa việc bà Mạnh bị giam giữ. Phía Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc này.
Trước đó, Canada cùng loạt các nước khác gồm Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật, Úc đã phản ứng trước sự hiện diện phi pháp của hàng trăm tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu (nằm ở phía đông bắc của cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Đại sứ Canada tại Manila Peter MacArthur hôm 25-3 đăng dòng tweet nêu rõ: “Canada phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, làm leo thang căng thẳng và phá hoại sự ổn định của khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, hay còn gọi là “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) bác bỏ vào năm 2016.
Trong tuyên bố, Tòa cho biết "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có quyền lịch sử" tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay luôn phủ nhận và không tuân thủ theo phán quyết.
Phần lớn trong số 220 tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện...
Nguồn: [Link nguồn]