Bị phong tỏa bốn bề, Qatar vẫn giàu nhất thế giới
Từ một quốc gia nghèo khổ nhất hành tinh, Qatar vươn mình trở thành mảnh đất lành của sự giàu có và xa hoa.
Quốc vương Qatar.
Bất chấp quan hệ ngoại giao giữa Qatar và các quốc gia vùng Vịnh đang xấu đi trông thấy, Qatar vẫn là nước giàu có bậc nhất hành tinh. Các quốc gia Ả Rập muốn Qatar cắt đứt quan hệ với Iran nhưng sẽ rất khó để quốc gia bé nhỏ này chấp nhận yêu cầu. Điều gì khiến chính quyền Doha “rắn” tới vậy trước yêu cầu của các quốc gia Ả Rập hùng mạnh?
Trước hết, Qatar vẫn là nước giàu có nhất thế giới xét trên thu nhập bình quân đầu người (GDP). Tạp chí Global Finance đưa ra thống kê 30 quốc gia giàu nhất toàn cầu và Qatar xếp đầu danh sách với thu nhập bình quân trên 129.000 USD/người/năm.
Thủ đô Doha giàu có và xa hoa.
Từ một quốc gia nghèo khổ nhất thế giới, các giếng dầu với trữ lượng dường như vô tận ở Qatar đã biến nước này thành một thế lực trên thế giới. Sức mạnh của Qatar còn nằm trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh khi được tạp chí Forbes đánh giá xếp hạng 54 toàn cầu.
Một số công ty thành công ở Qatar có thể kể đến như hãng hàng không Qatar Airways, tờ Al-Jazeera và Tổ hợp Đầu tư Qatar, nơi kiểm soát các hãng ô tô như Volkswagen và Porsche danh tiếng. Năm 2022, Qatar sẽ tổ chức giải World Cup và là quốc gia Trung Đông đầu tiên có được vinh dự này.
Các quốc gia vùng Vịnh tiếp tục gây áp lực bằng cách công bố danh sách “chủ nghĩa khủng bố liên quan tới Qatar” trong ngày 9.6. “Danh sách này cho thấy các nhóm khủng bố liên hệ với Qatar và sự hai mặt của chính sách ngoại giao Qatar”, thông báo từ các quốc gia Ả Rập viết.
Thu nhập bình quân đầu người của Qatar xếp số 1 thế giới.
Trong số 18 người Qatar có mặt trong danh sách khủng bố có các chính trị gia và thương nhân nổi tiếng. “Họ đã thuê những giáo sĩ Ả Rập Saudi, nhân vật tôn giáo có tầm ảnh hưởng, nhà báo và học giả để kích động chống lại Ả Rập Saudi”, Reuters trích đăng thông tin từ một tờ báo Ả Rập.
BBC cho biết quốc vương Qatar hiện nay theo đuổi chính sách không phù hợp với chủ nghĩa chính thống cứng nhắc của hầu hết các quốc gia vùng Vịnh, đi đầu là Ả Rập Saudi, một quốc gia mà người Hồi giáo Sunni chiếm đa số.
Hãng hàng không Qatar Airways.
Dù có năng lực kinh tế vững mạnh, Qatar vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu lương thực. Vậy nhưng, Qatar vẫn rất cứng rắn: “Chúng tôi chưa sẵn sàng đầu hàng và sẽ không bao giờ sẵn sàng nhượng bộ trong chính sách ngoại giao của mình”, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani nói.
Qatar đang chịu nhiều sức ép vì bị thế giới Ả Rập cô lập, nhưng nước này vẫn nắm trong tay quân bài quyết định đến...