Bị nước láng giềng chặn sông Nile xây siêu đập thủy điện, Ai Cập dọa chiến tranh

Trong tháng này, Ethiopia bắt đầu tích nước từ sông Nile cho công trình thủy điện khổng lồ trong khi Ai Cập phản đối mạnh mẽ vì sông Nile là nguồn nước duy nhất nuôi sống khoảng 100 triệu dân Ai Cập.

Ai Cập hiện là quốc gia xếp thứ 9 trong thống kê sức mạnh quân sự toàn cầu của Global Firepower.

Ai Cập hiện là quốc gia xếp thứ 9 trong thống kê sức mạnh quân sự toàn cầu của Global Firepower.

Quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng Ai Cập và Ethiopia đang trở nên hết sức căng thẳng vì dự án xây đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia ở vùng biên giới giáp Sudan.

Đập Đại Phục Hưng được Ehiopia xây dựng từ năm 2011, đến nay đã gần như hoàn tất. Ethiopia sẽ bắt đầu chặn dòng sông Nile để tích nước cho siêu đập thủy điện trong tháng này. Quá trình tích nước kéo dài từ 5-15 năm.

Đập Đại Phục Hưng là công trình thủy điện lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ 7 trên thế giới, với công suất tối đa 6.500 MW.

Hôm 29.6, Ai Cập đã đưa vấn đề đập Đại Phục Hưng lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tại phiên họp được triệu tập theo đề nghị của Ai Cập, các bên tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn. Trong phần trình bày của mình, Đại sứ Ethiopia tại LHQ Taye Atske cho rằng Hội đồng Bảo an không phải là nơi để gây sức ép ngoại giao.

Ethiopia coi đập Đại Phục Hưng là dự án giúp quốc gia này xóa nghèo. Ngược lại, Ai Cập nhắc đến tương lai đen tối một khi Ethiopia đơn phương lấp đầy hồ thủy điện.

Ethiopia sẽ tích nước từ sông Nile phục vụ công trình thủy điện khổng lồ trong tháng 7.

Ethiopia sẽ tích nước từ sông Nile phục vụ công trình thủy điện khổng lồ trong tháng 7.

Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói nguồn nước duy nhất nuôi sống hơn 100 triệu dân Ai Cập bị đe dọa. Dự án xây đập thủy điện của Ethiopia tạo ra nguy cơ sống còn với Ai Cập, thậm chí là mối đe dọa đối với an ninh và tồn vong của cả khu vực.

Sông Nile của Ai Cập đổ ra Địa Trung Hải chủ yếu lấy nước từ sông Nile xanh bắt nguồn ở Ethiopia. Con đập được cho là sẽ tích tới 20 tỷ mét khối nước, làm giảm đáng kể nguồn nước chảy vào sông Nile ở Ai Cập và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường.

Gần đây, một số quan chức Ai Cập đã đưa ra tuyên bố cứng rắn, thậm chí nhắc đến giải pháp chiến tranh.

Chủ tịch Hạ viện Ai Cấp Khaled Youssef đăng lại video cựu tư lệnh quân đội Ai Cập, Thống soái Mohamed Abdel Halim Abu Ghazala, dọa sẽ phát động chiến dịch quân sự để đòi lại quyền sở hữu dòng nước sông Nile.

Abu Ghazaleh nói trong video: “Lượng nước chảy vào Ai Cập giảm sút có nghĩa là không có sự sống và ở Ethiopia cũng sẽ như vậy. Hãy cẩn thận trước sự giận dữ của người Ai Cập. Nếu Ethiopia quyết tâm đầu tư vào con đập thì người Ai Cập cũng đã sẵn sàng cho chiến tranh”.

Sông Nile chủ yếu lấy nước từ Ethiopia, chảy qua Sudan, Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải.

Sông Nile chủ yếu lấy nước từ Ethiopia, chảy qua Sudan, Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải.

Tỷ phú giàu thứ 2 Ai Cập, Naguib Sawiris viết trên Twitter: “Người Ai Cập không cho phép quốc gia khác làm họ đói kém. Nếu Ethiopia không đạt thỏa thuận với chúng tôi, chúng tôi là người đầu tiên kêu gọi chiến tranh”.

Ngược lại, quân đội Ethiopia tỏ ra cứng rắn trước làn sóng phản đối con đập từ Ai Cập. Tham mưu trưởng quân đội Ethiopia, Trung tướng Adam Mohamed khẳng định quân đội nước này đã sẵn sàng đáp trả tương xứng bất cứ đòn tấn công nào Ai Cập nhằm vào con đập.

Đập Đại Phục Hưng của Ethiopia có chi phí xây dựng lên tới 4,2 tỉ USD, dự kiến bắt đầu phát điện từ cuối năm 2020 và đạt công suất tối đa vào năm 2022.

Chuyên gia chỉ ra thứ duy nhất có thể đe dọa đập thủy điện lớn nhất hành tinh ở TQ

Hàng năm, cứ vào mùa mưa lũ, nguy cơ đối với đập Tam Hiệp, công trình thủy điện khổng lồ của Trung Quốc, lại được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN