Bị Mỹ nghi thử hạt nhân ngầm dưới lòng đất, Trung Quốc lên tiếng

Trung Quốc đã có phản hồi chính thức về nghi vấn nước này thử hạt nhân ngầm dưới lòng đất ở cấp độ thấp, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bãi thử hạt nhân Lop Nur ở phía tây Tân Cương, Trung Quốc.

Bãi thử hạt nhân Lop Nur ở phía tây Tân Cương, Trung Quốc.

Theo SCMP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16.4 rằng, Bắc Kinh tuân thủ toàn bộ cam kết đối với các hiệp ước kiểm soát vũ khí quốc tế.

“Đó là điều hoàn toàn sai lệch với sự thật”, ông Triệu trả lời câu hỏi về báo cáo mới của Bộ ngoại giao Mỹ liên quan đến việc Trung Quốc năm 2019 có thể đã thử hạt nhân dưới lòng đất.

Ông Triệu khẳng định Trung Quốc coi các hiệp ước kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là trụ cột quan trọng trong việc duyt trì hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn cầu.

“Trung Quốc luôn có trách nhiệm, hoàn thành nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế và luôn giữ lời hứa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Bình luận của Trung Quốc được đưa ra khi tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng Washington quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động thử hạt nhân tại bãi thử ở phía tây Tân Cương, bao gồm các hoạt động giống như chuẩn bị cho một vụ nổ ngầm.

Báo cáo nhắc đến khả năng Trung Quốc đã thử hạt nhân ngầm dưới lòng đất ở cấp độ thấp vào năm 2019. Ở cấp độ này, hoạt động phân hạch diễn ra mà không có phản ứng dây chuyền kích hoạt bởi một vụ nổ.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh nói Trung Quốc đã làm chủ công nghệ hạt nhân sức công phá thấp sau những lần thử nghiệm giai đoạn năm 1980 và 1990.

“Trung Quốc không cần thử hạt nhân thêm nữa mà hoàn toàn có thể sử dụng mô phỏng trên máy tính”, ông Zhou nói, ngoài ra Bắc Kinh cũng chuyển hướng đầu tư cho công nghệ hạt nhân phục vụ mục đích dân sự.

Zhao Tong, chuyên gia về chính sách toàn cầu tại trung tâm Carnegie-Tsinghua, nhận định Washington chưa chính thức cáo buộc Bắc Kinh thử hạt nhân nằm trong diện bị cấm theo Hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBT).

Kể từ năm 1996, CTBT được 184 quốc gia ký cam kết nhưng chưa được ban hành vì có 8 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Israel và Mỹ chưa phê chuẩn.

Cả Trung Quốc và Mỹ trong quá khứ đều có những thử nghiệm hạt nhân ở mức cận lâm sàng, nghĩa là được cho phép theo hiệp ước vì chúng không gây ra phản ứng dây chuyền hạt nhân.

Năm 2012, Mỹ từng có thử nghiệm giới hạn với plutonium tại một đường hầm sâu 300 mét dưới lòng đất ở cơ sở an ninh quốc gia Nevada, cách Las Vegas khoảng 100km.

Theo chuyên gia Song Zhongping, Mỹ đã phát triển thành công bom hạt nhân chiến thuật với sức công phá thấp nên có thể Trung Quốc cảm thấy cần phải nâng cấp kho vũ khí hạt nhân tương xứng.

Mỹ ”sôi sùng sục” vì kho vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Quốc

Lo ngại kho vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Quốc có thể là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chiến lược,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN