Bí mật về vườn Viên Minh, Nhiệt Hà hành cung - chốn ăn chơi xa xỉ bậc nhất của Càn Long

Trong các tác phẩm văn học hay phim dã sử về triều Thanh, người ta thường nhắc đến vườn Viên Minh, hành cung Nhiệt Hà, đây nổi tiếng là nơi tổ chức những buổi yến tiệc, vui chơi của hoàng đế Càn Long. Vậy thực sự, hai nơi này có tồn tại hay không?

Bí mật về vườn Viên Minh, Nhiệt Hà hành cung - chốn ăn chơi xa xỉ bậc nhất của Càn Long - 1

Hoàng đế Càn có những chốn ăn chơi vào loại bậc nhất xa xỉ (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Vườn Viên Minh

Vườn Viên Minh ở cách thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) 8km về phía tây bắc. Đây là công trình có quy mô khổng lồ, được bắt đầu xây dựng từ thời vua Khang Hy và hoàn thiện vào thời Càn Long. Cái tên Viên Minh cũng là do hoàng đế Khang Hy đặt.

Vườn chia làm 3 khu chính, Viên Minh Viên, Trường Xuân Viên và Kỳ Xuân Viên, tạo thành “Viên Minh Tam Viên”. Toàn bộ khu vườn có 123 cảnh đẹp lớn nhỏ, trong đó Viên Minh Viên có 69 thắng cảnh, Trường Xuân Viên 24 cảnh và Vạn Xuân Viên 30 cảnh.

Với tổng diện tích khoảng 160 km2, vườn Viên Minh có 18 cổng lớn, 5 đập nước và hơn 140 tòa kiến trúc cổ, hơn 100 cây cầu gỗ. Ngoài ra, đây cũng là nơi lưu trữ rất nhiều bản gốc sách cổ có giá trị.

Cảnh đẹp của vườn Viên Minh (ảnh: Yeeyi.com)

Cảnh đẹp của vườn Viên Minh (ảnh: Yeeyi.com)

Theo “Thanh cung mười ba triều” vườn Viên Minh của Càn Long được miêu tả chi tiết như sau:

Vườn Viên Minh là sự tích hợp của 40 cảnh đẹp lớn Giang Nam. Trong vườn có nhiều cổng lớn như: Đại cung môn, Đông tây như ý môn, Phục viên môn… Lại có thêm các cổng Thủy áp môn (cổng chắn nước của sông trong vườn), Xuất thủy áp (cổng cho nước chảy ra), hoạt động vô cùng nhịp nhàng.

Trong vườn có 5 tòa cung điện lớn, hai bên cổng chính có 5 gian nhà lớn. Phía tây có nhiều phòng chờ cho quan lại nghỉ, phía đông có kho bạc, phía đông bắc có thư phòng… Còn có lầu Phú Xuân, rừng trúc và một cái hồ lớn là Tiền Hồ.

Phía sau Tiền Hồ có Viên Minh điện, kế tiếp là Phụng Tâm điện, một tòa cung điện 9 gian khổng lồ là Cửu Châu Thanh điện. Ngoài ra, có còn vô số lầu các lớn như Thanh Huy các, Lãng Cáp các, Ngũ Phúc đường, Nhật Cổ đường, Lộ Hương trai, Tùng Vân lâu, Nguyện Khai Vân lâu… Không sao kể hết được.

Vườn Viên Minh đã bị liên quân 8 nước tấn công vào Trung Quốc hủy hoại (ảnh minh họa)

Vườn Viên Minh đã bị liên quân 8 nước tấn công vào Trung Quốc hủy hoại (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vườn Viên Minh ngày nay đã không còn tồn tại. Vào năm 1860, liên quân Anh, Pháp tấn công thành Bắc Kinh đã đốt Viên Minh Viên, cháy trong 3 ngày 3 đêm. 

Đến năm 1900, vườn Viên Minh lại tiếp tục bị liên quân 8 nước tấn công Trung Quốc phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1970, hầu như toàn bộ diện tích của vườn Viên Minh đã bị người dân, các cơ quan xung quanh, chiếm dụng lấy đất xây nhà, làm vườn.

Năm 1976, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khảo sát, thu hồi lại toàn bộ đất của vườn Minh cũ và lên kế hoạch xây dựng lại. Tới năm 2009, phần lớn di tích Viên Minh Viên đã được phục dựng và đón khách tham quan. Vườn Viên Minh hiện nay là di tích bảo hộ quốc gia của Trung Quốc.

Vườn Viên Minh được phục dưng lại (ảnh: Yeeyi.com)

Vườn Viên Minh được phục dưng lại (ảnh: Yeeyi.com)

Nhiệt Hà hành cung

Nhiệt Hà hành cung hay còn gọi là Tỵ Thử sơn trang (sơn trang tránh nắng), nằm ở huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Hành cung này bắt đầu xây dựng từ năm 1703 đến năm 1792 mới hoàn thành (89 năm), trải qua ba đời vua Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.

Nhiệt Hà hành cung quy mô 564ha, có tường đá bao quanh dài 10km. Nhiệt Hà hành cung gồm hai khu chính, là cung điện và khu vườn cảnh.

Khu cung điện có 4 cung lớn là: Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai và Vạn Hác Tùng Phong cung.

Cảnh đẹp của Nhiệt Hà hành cung (ảnh: New.qq)

Cảnh đẹp của Nhiệt Hà hành cung (ảnh: New.qq)

Khu vườn cảnh phân làm 3 phần, gồm: Khu hồ ao phía Đông Nam, khu núi rừng phía Tây Bắc và khu thảo nguyên phía Đông Bắc. Bên cạnh đó, trong khuôn viên sơn trang còn có nhiều tòa lầu, chùa, miếu và đạo quán, cùng vô số cảnh quan hồ, núi, vườn cây cảnh.

Khu ao hồ trong hành cung có diện tích 496.000 mét vuông, với các bờ đê và đảo nhỏ, chia làm 8 hồ lớn, với kích thước khác nhau.

Khu núi đồi rộng lớn nhất với diện tích 4,435 triệu mét vuông có hàng trăm lâu đài, đình miếu nằm rải rác trên các sườn núi và thung lũng.

Khu thảo nguyên rộng 607.000 mét vuông, chia làm 3 phần: Phía đông là vườn cây cối rậm rạp gọi là Vườn Vạn Thụ, nơi Càn Long tổ chức yến tiệc, thưởng thức pháo hoa, ca múa nhạc. Phía tây có đồng cỏ là nơi đua ngựa. Phía đông bắc có nhiều chùa chiền, gọi là Ngoại Bát Miếu (8 chùa lớn).

Ngôi chùa lớn và đẹp nhất trong Ngoại Bát Miếu, là Bố Đạt La. Chùa được xây dựng từ năm 1767 – 1771, để mừng thọ 60 tuổi của Càn Long. Cạnh đó, có chùa Phổ Ninh được xây dựng vào năm 1775, kiến trúc theo kiểu Tây Tạng kết hợp phong cách Trung Hoa, Ấn Độ.

Không chỉ nghỉ ngơi, Nhiệt Hà hành cung còn là nơi Càn Long cùng quan lại bàn bạc việc nước. Vì vậy, đây được coi là trung tâm chính trị thứ hai, dưới thời Càn Long.

Về những năm cuối đời, Càn Long ngày càng trở nên kiêu ngạo, tự đắc, ông ta thường tự xưng mình là "Thập toàn lão nhân". Vậy biệt hiệu đó của Càn Long có nguồn gốc từ đâu? Bài kỳ cuối sẽ kể về câu chuyện thú vị này.

Cảnh đẹp của Nhiệt Hà hành cung (ảnh: New.qq)

Theo “Thanh cung mười ba triều”, ban đầu Nhiệt Hà hành cung chỉ có 36 cảnh, đến thời Càn Long lại cho xây thêm 36 cảnh nữa. Về phía đông, xây thêm một tòa đài khổng lồ tên là Vân Sơn thắng địa. Bên dưới Vân Sơn, đào một hồ nước lớn.

Cạnh đó là khu quần thể phòng ốc và hang đá, gọi là Yên Vân đồn. Ngoài ra, còn xây thêm Chiêm Ngao tháp, Văn viên, Văn Tân các (nơi chứa Tứ khố toàn thư)…

Năm 1994, Nhiệt Hà hành cung của Trung Quốc được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là điểm đến rất thu hút khách du lịch hiện nay.

Ngoài hai cảnh đẹp nổi tiếng là vườn Viên Minh và Nhiệt Hà hành cung, tương truyền, Càn Long còn có một nơi ăn chơi khác, gọi là Liệt Diệm quán.

Liệt Diệm quán là nơi chứa những mỹ nhân do các bộ tộc người Hồi, người Miêu, các nước lân cận, thậm chí là cả những nước phương tây, tiến cống lên Càn Long.

Tuy nhiên, Càn Long cho rằng những người đẹp này là giống ngoại lai, không hiểu biết lễ nghi, phép tắc, lại hay xảy ra gây gổ, đánh lộn, nên sau đó Liệt Diệm quán bị dỡ bỏ. Càn Long chỉ giữ lại và cho  tuyển vào cung vài mỹ nhân đẹp nhất, của các bộ tộc biên giới mà thôi.

____________

Về những năm cuối đời, Càn Long ngày càng trở nên kiêu ngạo, tự đắc, ông ta thường tự xưng mình là "Thập toàn lão nhân". Vậy biệt hiệu đó của Càn Long có nguồn gốc từ đâu? Bài kỳ cuối sẽ kể về câu chuyện thú vị này.

Một lần tuần du Giang Nam của Càn Long xa hoa khủng khiếp như thế nào?

Càn Long là một vị minh quân nhưng cũng là một ông vua nổi tiếng về khoản ăn chơi, hưởng lạc. Trong số những cuộc chơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam ([Tên nguồn])
Càn Long - Phong lưu bậc nhất hoàng đế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN