Bí mật rợn người ở lăng mộ hoàng đế Trung Hoa ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành
Minh Thành Tổ Chu Đệ được biết đến trong lịch sử Trung Hoa là hoàng đế đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh, ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành nổi tiếng. Một trong những di sản ông để lại đến nay là Trường Lăng, nơi an nghỉ cho mình cùng một hoàng hậu duy nhất.
Hình tượng Minh Thành Tổ Chu Đệ trong phim truyền hình Trung Quốc.
Khi vị hoàng đế vĩ đại thời nhà Minh qua đời vào năm 1424 ở tuổi 64, ông không an nghỉ trong Trường Lăng do mình ra lệnh xây dựng, mà được chôn cùng với Từ hoàng hậu.
Hoàng hậu duy nhất của Chu Đệ qua đời trước đó 17 năm. Theo truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các nhà khảo cổ Trung Hoa từng phát hiện bí mật gây sốc ở lăng mộ Minh Thành Tổ Chu Đệ qua các ghi chép lịch sử.
Chu Đệ được chôn cùng 30 cung nữ còn sống, để những người này có thể tháp tùng ông sang thế giới bên kia. Các cung nữ bị nhốt trong lăng mộ khóa kín dưới lòng đất, được trao sợi dây thừng để thắt cổ tự vẫn hoặc chết dần vì đói khát và ngạt thở, gọi là tục tuẫn táng.
Tục tuẫn táng (chôn người sống) bắt nguồn từ hàng ngàn năm trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Tập tục này ngày nay được xem là hủ tục ghê rợn, không còn phù hợp, nhưng vua quan Trung Quốc thời đó coi là bình thường. Minh Thành Tổ cũng nổi tiếng là một trong những hoàng đế tàn bạo nhất lịch sử, nên chẳng hề bận tâm.
Ông từng ra lệnh sát hại 2.800 cung nữ chỉ vì nghi ngờ một phi tần bị các cung nữ ganh ghét, đầu độc. Tập tục chôn sống các cung nữ cùng hoàng đế thời nhà Minh chỉ chấm dứt vào triều đại Minh Anh Tông, giữa những năm 1400.
Hoàng đế mở đầu chuỗi lăng mộ nhà Minh
Nhà Minh được thành lập vào năm 1368 dưới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nắm quyền trong 31 năm, Chu Nguyên Chương được an táng tại lăng mộ ở Nam Kinh.
Hoàng đế thứ hai triều Minh, Minh Huệ Đế, con trai thái tử Chu Tiêu, lên ngôi sau khi cha sớm qua đời, nhưng chỉ cầm quyền được 4 năm.
Yên Vương Chu Đệ với tư cách là chú của hoàng đế, đã phát động nội chiến, không lâu sau chiếm được Nam Kinh, tàn sát 2 vạn người trung thành với Huệ Đế, thiêu rụi kinh thành và Huệ Đế mất tích kể từ đó.
Có người nói rằng Huệ Đế chết trong vụ cháy, có người lại nói ông chấp nhận từ bỏ quyền lực để đi tu.
Chu Đệ là người dời đô về Bắc Kinh, ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành.
Sau khi trở thành hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ dời đô về Bắc Kinh. Năm thứ 4 dưới thời Chu Đệ (năm 1406), 1 triệu nhân công được huy động để xây các công trình ở Bắc Kinh, bao gồm Tử Cấm Thành.
Một năm sau, Từ hoàng hậu qua đời. Chu Đệ không muốn xây lăng mộ cho mình và hoàng hậu ở Nam Kinh như thời Chu Nguyên Chương.
Ông phái các quan lại và các thầy phong thủy đi tìm nơi phù hợp để xây lăng mộ. Hai năm sau, Chu Đệ tự mình đến đánh giá nơi được lựa chọn. Đó là một khu vực rộng lớn với đất tốt và được bao quanh bởi những ngọn đồi, cách Bắc Kinh khoảng 40km về phía tây bắc.
Khu vực này được lựa chọn không chỉ vì khung cảnh đẹp, mà còn nằm ở dưới chân núi Thiên Châu, phía bắc của huyện Trường Bình hiện nay, rất phù hợp trên quan điểm của một nhà quân sự.
Chu Đệ là người mở đầu cho một loạt những lăng mộ hoàng đế nhà Minh được chôn ở khu vực này. Tổng cộng có 13 lăng mộ nên được gọi là Thập Tam Lăng.
Lăng mộ Chu Đệ nằm sâu dưới lòng đất, đến nay chưa từng được khai quật.
Ròng rã trong 235 năm, Thập Tam Lăng được xây dựng nối tiếp qua nhiều triều đại, từ thời Chu Đệ đến khi nhà Minh sụp đổ.
Khu lăng tẩm này rộng hơn 40km2 với tường thành bao bọc. Lăng của mỗi hoàng đế nằm trên một gò núi, bốn bề là cây cối.
Cung điện ngầm dưới lòng đất
Để tới Trường Lăng, khách tham quan phải đi qua con đường dài 7km gọi là Thần Lộ. Đây được coi là con đường linh thiêng với các tán cây và tượng động vật theo đúng kích thước thật, cũng như những thần thú chỉ có trong tưởng tượng và tượng quan lại, tướng lĩnh.
Thần Lộ đại diện cho con đường kết nối với thiên đường. Theo quan niệm ở Trung Quốc, hoàng đế là Thiên Tử (con trời), xuống trần thế qua Thần Lộ nên khi chết, Minh Thành Tổ Chu Đệ muốn quay trở về theo con đường này.
Trong suốt giai đoạn nhà Minh cai trị, dân thường không được phép đặt chân đến Trường Lăng và quần thể lăng mộ các hoàng đế nhà Minh.
Trường Lăng được xây dựng mô phỏng theo kết cấu của Tử Cấm Thành với những tòa lầu xe kẽ nhau, tường đỏ ngói vàng, thể hiện quyền lực và địa vị của hoàng đế Trung Hoa.
Bên ngoài lăng mộ dưới lòng đất là nơi đặt điện Lăng Ân. Đây là nơi các hoàng đế đời sau tới bái lễ tổ tiên và cầu xin quốc thái dân an. Điện Lăng Ân được xây dựng phỏng theo kiến trúc Thái Hòa Điện với hàm ý ở thế giới bên kia, hoàng đế vẫn có uy quyền tối cao.
Thần Lộ, con đường đại diện đưa hoàng đế Trung Hoa qua đời quay trở về trời.
Cung điện được chống đỡ bởi 60 cây cột được chế tác từ cây nam mộc tơ vàng, mỗi cây cột được chế tác từ một cây gỗ quý nguyên bản.
Đây là loại gỗ quý chỉ mọc ở khu vực rừng núi Tứ Xuyên và Vân Nam với số lượng khai thác ít ỏi. Giá trị của gỗ nam mộc tơ vàng khi đó thậm chí còn lớn hơn vàng. Để đưa 60 cây gỗ về tới Trường Lăng, nhà Minh mất tới 3-4 năm, huy động 20.000 nhân công.
Sau Lăng Ân Điện là một tòa lầu hình vuông nhỏ hơn, cao sừng sững, gọi là Minh Lâu, kiến trúc tiêu biểu của lăng mộ đế vương triều Minh. Bên trong Minh Lâu đặt bia mộ hoàng đế; từ ngôi lầu này nhìn ra ngoài có một ụ đất hình tròn, ngầm bên dưới là cung điện đặt phần mộ của Chu Đệ.
Do sợ người ngoài tìm đường vào, người xưa khi xây lăng mộ đã giấu kín mọi bí mật. Do đó, Trường Lăng đến nay vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khảo cổ Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc chỉ mở đường vào Định Lăng, nơi chôn cất Minh Thần Tông Chu Dực Quân, từ đó hé lộ cấu trúc cung điện ngầm dưới lòng đất.
Cung điện ngầm của Định lăng nằm trong lòng một ngọn đồi xanh, sâu 27m so với mặt đất. Toàn bộ địa cung rộng 1.195m2, gồm năm phòng, nối với nhau bằng những hành lang dài.
Các nhà khảo cổ cho rằng, cung điện ngầm chôn cất Minh Thành Tổ Chu Đệ cũng tương tự như vậy.
Nguồn: [Link nguồn]
Trên núi Jiuzong, cách thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc khoảng 60km là nơi đặt lăng mộ lớn nhất thời nhà Đường,...