Bí mật gây sửng sốt của loài rắn cổ hơn 100 triệu năm

Các nhà khoa học tìm thấy điều sửng sốt khi kiểm tra phần còn lại của loài rắn Najesh được tìm thấy tại Argentina có niên đại hơn 1 thế kỷ.

Ảnh mô phỏng loài rắn Najesh sống ở thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng

Ảnh mô phỏng loài rắn Najesh sống ở thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng

Tờ Daily Mail hôm 22/11 đưa tin, nhờ phân tích hóa thạch loài rắn Najesh được cho là có từ thời kỳ đầu của kỷ Phấn trắng, cách thời điểm hiện tại hơn 100 triệu năm, một nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng loài rắn cổ đại có chân.

"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ cho giả thuyết tổ tiên loài rắn hiện đại có phần thân và hàm lớn hơn so với các "hậu duệ" ngày nay. Nghiên cứu cũng hé lộ rằng loài rắn nguyên thủy vẫn có chân sau, trước khi tổ tiên của loài rắn hiện nay không có chân xuất hiện", Fernando Garberoglio, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.

Hóa thạch của loài Najash

Hóa thạch của loài Najash

Trong khi đó, giáo sư Mike Lee, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho hay: "Hóa thạch loài Najash cho thấy cách rắn tiến hóa từ thằn lằn theo các bước tiến hóa tăng dần, giống cách nhà khoa học Darwin dự đoán". Ông Lee còn cho rằng sự tiến hóa trên cơ thể rắn là một trong những ví dụ ấn tượng nhất về khả năng thích nghi của động vật có xương sống.

Theo nhóm nghiên cứu, số lượng hóa thạch hạn chế gây khó khăn trong việc tìm hiểu cách thức loài rắn tiến hóa để có hình dạng như ngày nay. Vì vậy, việc nghiên cứu hóa thạch loài Najash là vô cùng quan trọng.

"Rắn được biết đến là loài không chân nhưng một số loài thằn lằn cũng vậy. Điều khác biệt giữa rắn và các loài thằn lằn không chân là khả năng linh động cao của hộp sọ, giúp chúng có thể nuốt con mồi với kích thước lớn hơn cơ thể chúng nhiều lần.

Trong một khoảng thời gian dài, chúng ta thiếu hụt thông tin chi tiết về quá trình chuyển đổi từ hộp sọ tương đối cứng của thằn lằn sang hộp sọ siêu linh hoạt của rắn", tiến sĩ Alessandro Palci, tới từ đại học Flinders, Úc, chia sẻ.

Hộp sọ hóa thạch gần như nguyên vẹn của loài rắn Najash 

Hộp sọ hóa thạch gần như nguyên vẹn của loài rắn Najash 

Các nhà nghiên cứu cho biết Najash là loài rắn cổ có hộp sọ được bảo quản tốt nhất từng được tìm thấy. Hóa thạch không bị nén bởi trọng lượng của trầm tích, vì vậy chúng được bảo tồn trong không gian ba chiều, không giống như hóa thạch rắn biển. Giới khoa học cho rằng nghiên cứu về hóa thạch loài Najash đã đính chính thông tin sai lầm trong suốt 160 năm và cung cấp "bằng chứng thực nghiệm" cho cách loài rắn tiến hóa tới hình dạng ngày nay.

Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science Advances.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài rắn kịch độc đến mức 10 triệu năm không cần tiến hóa

Nọc độc của rắn hổ tiêu diệt con mồi hiệu quả đến mức loài rắn này không cần tiến hóa trong suốt 10 triệu năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN