Bị Liên Hợp Quốc đình chỉ khỏi Hội đồng Nhân quyền, Nga phản ứng ra sao?

Nga và Mỹ có phản ứng sau khi Liên Hợp Quốc ra nghị quyết đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền với 93 phiếu ủng hộ.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield.

Trong số 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tham gia bỏ phiếu tại trụ sở ở New York (Mỹ), 93 nước bỏ phiếu ủng hộ, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng. 

Cần 2/3 số phiếu thuận để đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền, không bao gồm các nước bỏ phiếu trắng.  

Đại hội đồng "đình chỉ tư cách thành viên trong Hội đồng Nhân quyền" trong trường hợp nước thành viên bị cáo buộc vi phạm "nghiêm trọng và có hệ thống".  

Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc Gennady Kuzmin cho rằng động thái này là bước đi không hợp pháp, mang động cơ chính trị. Ông Kuzmin cũng thông báo Nga đã quyết định sớm kết thúc tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023.

Gennady Kuzmin, Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc.

Gennady Kuzmin, Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc.

"Moscow coi nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua là bước đi phi pháp và mang động cơ chính trị nhằm trừng phạt một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ vốn theo đuổi một chính sách đối nội và đối ngoại độc lập", Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng phiên bỏ phiếu tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, nhưng khẳng định Moscow vẫn sẽ tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực bảo vệ các quyền con người.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield là người phát biểu cuối cùng trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Bà Linda nói việc Nga bị đình chỉ khỏi hội đồng nhân quyền là “thời khắc quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử”.

“Đa số các quốc gia trên toàn cầu đã bỏ phiếu đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền vì những vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng. Chúng tôi đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng sự đau khổ của các nạn nhân và những người sống sót sẽ không bị bỏ qua”, bà Linda nói.

Bà Linda nói về cảnh tượng tan hoang ở các thị trấn, thành phố sau khi quân đội Ukraine giành lại quyền kiểm soát từ tay nga, như ở Bucha, Dymerka, Irpin và nhiều nơi khác. Bà cũng đề cập đến những khó khăn và mất mát của người dân Ukraine trong cuộc xung đột.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng đề nghị Liên Hợp Quốc khai trừ Nga khỏi Hội đồng Bảo An. Tuy nhiên, bà Linda nói điều này là không thể vì, Hội đồng Bảo an là nền tảng cơ bản của việc thành lập Liên Hợp Quốc sau Thế chiến 2.

Nga cảnh báo nước láng giềng muốn Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân

Moscow kịch liệt phản đối ý tưởng Mỹ đưa vũ khí hạt nhân đến các nước Đông Âu, bất kể là do bên nào đề xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN