Bị kẻ săn trộm bắn không chết, hổ Siberia "báo thù" ghê người?

Câu chuyện hổ Siberia "trả thù" kẻ săn trộm được một nhà văn người Mỹ viết trong cuốn sách xuất bản năm 2010. Tác giả này tuyên bố cuốn sách được viết dựa trên câu chuyện có thật ở Nga.

Câu chuyện hổ Siberia "báo thù" được một nhà văn người Mỹ viết trong cuốn sách xuất bản năm 2010. Ảnh: Dino Animal

Câu chuyện hổ Siberia "báo thù" được một nhà văn người Mỹ viết trong cuốn sách xuất bản năm 2010. Ảnh: Dino Animal

John Vaillant, một nhà văn người Mỹ gốc Canada, đã viết về câu chuyện hổ Siberia "săn người, báo thù" trong cuốn sách "The Tiger: A True Story of Vengeance and Survival" (tạm dịch: Hổ Siberia: Một câu chuyện có thật về báo thù và sống sót). 

Theo Vaillant, mọi chuyện bắt đầu vào tháng 12/1997. Khi đó, ít nhất 2 vụ giết người có tính chất ghê rợn xảy ra ở vùng hoang dã Siberia, Nga

Nạn nhân đầu tiên là một tay săn trộm 47 tuổi, có tên là Vladimir Markov. Thi thể bị mất đầu và không mảnh vải che thân của Markov được phát hiện gần căn nhà gỗ nhỏ ở vùng hẻo lánh. 

Nhiều ngày sau đó, "kẻ giết người" tiếp tục ra tay. Lần này, nạn nhân là một thanh niên địa phương đi săn trong rừng. Những gì còn sót lại của thanh niên này chỉ là một số mảnh quần áo đẫm máu, chiếc đồng hồ đeo tay, cây thánh giá và một đôi ủng. 

Trong cả 2 trường hợp, "kẻ giết người" nhắm vào các nạn nhân, âm thầm theo dõi họ, thậm chí kiên nhẫn chờ đợi nhiều ngày trước khi ra tay. Những vụ giết người được cho là có chuẩn bị kỹ càng và có ác ý. Thi thể nạn nhân không còn nguyên vẹn. "Kẻ giết người" không phải con người theo đúng nghĩa đen. Đó là một con hổ Siberia. 

Một con hổ ăn thịt người, đó là điều không quá bất ngờ vì đó là bản năng của loài dã thú. Trong 4 thế kỷ qua, hổ đã giết chết khoảng 1 triệu người, theo Vaillant. Nhưng phần lớn những vụ giết người này xảy ra ở Ấn Độ. Tại vùng Siberia, hổ và con người ít đụng độ. Số lượng hổ Siberia ở Nga không quá nhiều trong khi diện tích khu vực này rất lớn nên có đủ không gian cho người và hổ sinh sống. 

Bên cạnh đó, người dân địa phương luôn truyền tai nhau rằng, nếu không làm hại hổ, sẽ không bị hổ làm hại. 

Vậy điều gì khiến con hổ Siberia lại nhằm vào Vladimir Markov?

Theo tác giả Vaillant, có vẻ như Markov đã mắc một sai lầm nghiêm trọng khi lấy đi miếng mồi mà con hổ Siberia để dành cho bữa ăn sau của nó.

Hành động đó vô tình khiến Markov "gây thù chuốc oán" với một con hổ Siberia đực, dài hơn 2,7 mét, nặng khoảng 225 kg. Tác giả Vaillant mô tả về con hổ Siberia này "nhanh nhẹn như loài mèo dù mang trọng lượng của một chiếc tủ lạnh". Khi vồ mồi, con hổ này dùng một lực tương đương với lực do chiếc đàn piano rơi từ tầng 2 gây ra. 

Con hổ dữ còn có bàn chân to với móng vuốt sắc nhọn, có thể tung ra những cú vả giết chết một con gấu nâu lớn. Cặp hàm của nó có thể tạo ra áp lực gấp 10 lần lực cần thiết để nghiền nát khí quản con người. 

Theo tác giả Vaillant, một điều tồi tệ hơn với Markov là, hổ là loài loài săn mồi hàng đầu trong chuỗi thức ăn, sở hữu trí nhớ đáng kinh ngạc và biết báo thù.

Bị kẻ săn trộm bắn không chết, hổ Siberia "báo thù" ghê người? - 2

Markov dường như nhận ra con hổ Siberia đang "săn tìm" mình để "báo thù" và đứng trước 2 lựa chọn. Một là rời khỏi căn nhà gỗ nhỏ trong rừng và không bao giờ trở lại. Hai là tìm con hổ và giết nó, từ đó thu về một khoản tiền lớn từ bán xác hổ. 

Với bản tính của một tay săn trộm tham tiền, Markov chọn cách thứ 2 . Khi quay trở về gần căn nhà gỗ, Markov đối đầu với con hổ. Tay săn trộm đã nổ súng nhằm vào con thú nhưng chỉ khiến nó bị thương. Con hổ Siberia trúng đạn càng điên cuồng hơn, lao đến cắn xé Markov. Kết cục là Markov tử vong. Thi thể mất phần đầu. 

Ảnh: BBC Earth

Ảnh: BBC Earth

Andrei Pochepnya, nạn nhân thứ 2 của con hổ Siberia, là một thanh niên địa phương và không liên quan tới Markov hay việc lấy cắp mồi của con hổ. Tác giả Vaillant viết rằng, Pochepnya là một thanh niên bình thường, kiếm sống bằng cách đặt bẫy thú trong rừng. 

Hầu hết người dân trong làng chỉ dám ở trong nhà vì sợ hổ dữ nhưng Pochepnya thì ngược lại. Thanh niên này vẫn vào rừng đặt bẫy thú dù chỉ cầm theo một khẩu súng trường đã han gỉ. Một người bạn của Pochepnya nói: "Đó chẳng phải là một khẩu súng nữa. Dù mang hình hài cây súng nhưng nó chỉ có tác dụng như cây gậy". 

Ảnh minh họa: Barcroft

Ảnh minh họa: Barcroft

Khi bị con hổ tấn công, Pochepnya không thể chống trả và bỏ mạng sau đó. Những gì còn lại chỉ là những mảnh quần áo đẫm máu, đôi ủng, cây thánh giá và chiếc đồng hồ. 

Con hổ sau đó tới rình mò ở một ngôi làng gần nhất. Nó chờ tới khi màn đêm buông xuống bắt đầu "săn người", theo tác giả Vaillant. Sau những vụ hổ vồ người, cảnh sát địa phương mở chiến dịch truy lùng. Cuối cùng, họ cũng săn lùng và giết được con hổ với 11 phát đạn. 

TQ: Hãi hùng cảnh hổ dữ hơn 200 kg vào làng vồ người, xé toạc kính ô tô

Người phụ nữ đang làm việc ở đồng "rụng rời chân tay" khi thấy con hổ dữ to lớn lao vùn vụt về phía mình.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN