Bí ẩn sự mất tích của MH370: Máy bay rơi ở rừng Campuchia hay bị hố đen hút?
Vì nguyên nhân thực sự khiến MH370 mất tích không được tìm ra nên rất nhiều câu chuyện và giả thuyết được đặt ra cho chuyến bay bí ẩn này. Trong đó, MH370 được gắn với nhiều tin đồn như rơi vào rừng Campuchia, hay bị hố đen hút...
Máy bay MH370 được cho là rơi ở rừng rậm Campuchia
Ba cuộc tìm kiếm chính thức đã được mở ra để tìm hiểu về sự mất tích của máy bay MH370. Cuộc tìm kiếm đầu tiên lớn, chặt chẽ và tốn kém nhất: Úc đã sử dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình tìm kiếm máy bay ở sâu dưới lòng đại dương. Tại cuộc tìm kiếm này, người ta tính toán chi tiết dựa trên dữ liệu radar, vệ tinh, nghiên cứu sự dịch chuyển của dòng nước, phân tích dữ liệu và từ sự trải nghiệm của những người đã đi tìm kiếm máy bay như ông Blaine Gibson.
Cuộc kiếm tìm này cũng đòi hỏi triển khai nhiều hoạt động trên biển ở một số vùng biển nguy hiểm nhất thế giới. Và trợ giúp cho cuộc tìm kiếm này là đông đảo các tình nguyện viên là các kỹ sư, các nhà khoa học với sự phối hợp chặt chẽ.
Tuy nhiên, sau hơn 3 năm với sự tiêu tốn đến 160 triệu USD, cuộc tìm kiếm và điều tra của Úc đã khép lại mà không mang đến kết quả khả quan nào.
Năm 2018, công ty Mỹ Ocean Infinity đã đảm nhận việc tìm kiếm máy bay theo hợp đồng với chính phủ Malaysia trên tinh thần “không tìm thấy không lấy tiền”. Cuộc kiếm tìm này sử dụng các phương tiện hiện đại nhất. Tuy nhiên, sau vài tháng, các nhà tìm kiếm phải thừa nhận thất bại.
Cuộc kiếm tìm chính thức thứ 2 thuộc về cảnh sát Malaysia. Tuy nhiên, cuộc kiếm tìm này cũng rơi vào thất bại.
Cuộc kiếm tìm chính thức thứ 3 hướng đến sự thẩm vấn tình cờ nhằm tìm được nguyên nhân thực sự và được triển khai theo tiêu chuẩn chuẩn mực nhất toàn cầu của đội ngũ tìm kiếm quốc tế. Cuộc tìm kiếm này do chính phủ Malaysia dẫn đầu. Tuy nhiên, giống như 2 cuộc tìm kiếm đầu tiên, cuộc kiếm tìm thứ 3 này cũng không mang lại kết quả.
Kết cục, một báo cáo dài 495 trang về sự mất tích của máy bay được công bố nhưng không mang lại được điều mà dư luận và gia đình các nạn nhân của chuyến bay mong đợi. Báo cáo được công bố vào tháng 7/2018, tức hơn 4 năm sau khi MH370 mất tích. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà báo cáo mang đến chỉ là lời khẳng định lạnh lùng rằng nhóm điều tra không thể tìm ra được nguyên nhân khiến máy bay mất tích.
Chính vì nguyên nhân thực sự khiến MH370 mất tích không được tìm ra nên rất nhiều câu chuyện và giả thuyết được đặt ra cho chuyến bay bí ẩn này.
Một người phụ nữ Anh nói rằng vào đêm MH370 mất tích gia đình cô đang ở biển Andaman và cô nhìn thấy như thể có tên lửa lao vào một máy bay mà sau này cô cho là đó chính là chiếc MH370. Trong khi đó, một người Úc lại khẳng định đã nhìn thấy MH370 qua Google Earth.
MH370 cũng được gắn với nhiều tin đồn như rơi vào rừng Campuchia, hay bị hố đen hút...
Thậm chí gần đây còn có tin đồn cho rằng cơ trưởng Zaharie được phát hiện vẫn còn sống và đang nằm viện.
Rất nhiều giả thuyết cũng được đặt ra sau sự mất tích của MH370. Trong đó, nhiều sự chú ý được tập trung vào khả năng xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc cấu trúc. Một số chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng một đám cháy có thể bùng phát trong các linh kiện điện tử, gây ra khói tràn vào máy bay, khiến hành khách và phi hành đoàn bất tỉnh.Máy bay sau đó tiếp tục lái tự động trên Ấn Độ Dương đến khi hết nhiên liệu và bị rơi.
Cơ trưởng MH370 Zaharie thực hiện vụ tự sát tập thể bằng máy bay cũng là một giả thuyết được nhắc đến nhiều. Trong những tháng sau khi máy bay biến mất, truyền thông đã lật tung mọi chi tiết, từ niềm tin chính trị đến sức khỏe tinh thần của phi công để tìm ra manh mối về những gì có thể xảy ra...
Ngoài ra, MH370 cũng được gắn với giả thuyết bị không tặc như một phần của âm mưu khủng bố.
MH370 biến mất bí ẩn vào 8.3.2014 khiến nhiều người tin rằng chiếc máy bay đã bị không tặc tấn công. Tuy nhiên, lời nói...