Bí ẩn đôi tượng sư tử mạ vàng cụp tai ở cung Càn Thanh
Hai bức tượng đồng sư tử mạ vàng cụp tai cảnh báo cho các phi tần và giai nhân trong hậu cung nhận thức được quyền hạn của bản thân, ít nghe ngóng, ít nghị luận về chính sự.
Sư tử ở cổng Càn Thanh Cung.
Được xây dựng dưới thời nhà Minh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc có tổng diện tích lên đến 150.000 m2. Theo đó, nơi đây có hơn 70 cung điện lớn nhỏ cùng hơn 9.000 ngôi nhà.
Với con số "khủng" như vậy, Cố Cung là một trong những cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới. Đồng thời, nơi đây gắn liền với nhiều bí ẩn. Trong số đó có đôi sư tử đá cụp tai ở cung Càn Thanh.
Được biết, theo quan niệm của Trung Quốc xưa, sư tử được chọn làm linh vật canh giữ cung điện vì chúng tượng trưng cho sự dũng cảm, uy nghiêm và quyền lực.
Tượng sư tử được tạo hình to lớn, ngồi hai chân sau, ưỡn ngực ung dung với một chân trước đạp lên cầu hoa. Trong đó, sư tử bên phải là giống đực tượng trưng cho sự thống nhất thiên hạ và thế giới vĩnh hằng, sư tử bên trái là giống cái tượng trưng cho sự thịnh vượng của huyết thống hoàng gia cao quý.
Tuy nhiên, có một điểm rất đặc biệt, đó là riêng tượng sư tử đặt ở cổng cung Càn Thanh lại có đôi tai bị cụp xuống và đôi mắt khép hờ. Theo các chuyên gia của Bảo tàng Cố Cung, đôi tượng sư tử cụp tai này là vật thể để "ám thị" quy tắc ngầm quyết định sự sống còn của những ai đã bước chân vào Tử Cấm Thành.
Vì cung điện phía sau cổng Càn Thanh Cung là nơi ở của hoàng đế và các phi tần nên việc đúc sư tử như thế này là để cảnh báo các phi tần: Phải nhận thức rõ địa vị và bổn phận của mình!
Đối với việc triều chính, đừng nhìn những điều không nên nhìn, đừng nghe những điều không nên, đừng hỏi những điều không nên hỏi. Nói một cách đơn giản, đó là để cảnh cáo thần thiếp rằng hậu cung không nên nhúng tay vào những việc chính trị.
Đây cũng chính là phép tắc sinh tồn của nữ nhân khi đã bước chân vào cấm cung, biết càng ít thì càng dễ bảo toàn được tính mạng.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoài Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là địa danh nổi tiếng khắp thế giới, Trung Quốc còn có một "Tử Cấm Thành của Nam...