Bí ẩn 50 bộ xương nguyên vẹn dưới hầm trú ẩn trong thảm họa núi lửa 2.000 năm

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Các nhà khoa học rất đau đầu sau khi phát hiện căn hầm với khoảng 50 bộ xương còn nguyên vẹn, trong thảm họa núi lửa Pompeii thời La Mã.

Căn phòng chứa 50 bộ xương ở thành phố Pompeii khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.

Căn phòng chứa 50 bộ xương ở thành phố Pompeii khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.

Theo Express, núi lửa Vesuvius ở Italia ngày nay, từng phun trào vào năm 79, tạo thành một trong những thảm họa núi lửa tồi tệ nhất.

Núi lửa phun lượng tro bụi tới 1,5 triệu tấn mỗi giây, tạo nên cột khói khổng lồ cao hàng chục km. Núi lửa Vesuvius nhấn chìm hoàn toàn thành phố cổ Pompeii, khiến ngàn người vĩnh viễn bị vùi lấp.

Gần 2000 năm sau, các chuyên gia vẫn đau đầu khi nghiên cứu những hài cốt và hiện vật còn sót lại, đặc biệt là một căn hầm còn có tên là “Phòng 10”.

Căn hầm này nằm bên dưới một căn nhà, được các nhà khảo cổ phát hiện vào những năm 1980. Bên trong hầm chứa khoảng 50 bộ xương còn nguyên vẹn. Các bộ xương được chia làm hai nhóm. Một nhóm đeo nhiều vàng bạc, đá quý và nhóm kia hoàn toàn không có đồ trang sức.

Trên kênh Channel 5 của Anh, người dẫn chương trình nói: “Các chuyên gia đang xác minh tội ác đằng sau thảm họa núi lửa 2.000 năm, ở trong căn phòng chứa đầy hài cốt”.

50 bộ xương được chia làm hai nhóm người khác nhau.

50 bộ xương được chia làm hai nhóm người khác nhau.

“Sau hàng thập kỷ khai quật, các nhà khảo cổ vẫn đau đầu với bí ẩn”, người dẫn chương trình nói. “Điều gây khó hiểu nhất là có hai nhóm người bên trong căn hầm”.

Nhóm người ở cuối phòng không hề có tài sản cá nhân, còn nhóm ở gần cửa đeo nhiều đồ trang sức, vàng bạc.

Nhà khảo cổ học Kristina Killgrove giải thích: “Có nhiều đồng xu, tiền vàng, trang sức ở nhóm một mà chúng tôi không thấy ở nhóm hai. Có thể đây là hai tầng lớp khác nhau trong xã hội”.

Nhưng tại sao hai nhóm người khác nhau lại ở chung một căn phòng? Các nhà khảo cổ đặt giả thuyết “có những kẻ cướp, hoặc kẻ trộm nằm trong số những người trú ẩn trong căn hầm trước khi chết”.

Các nhà khảo cổ tin rằng đây là cách giải thích hợp lý nhất, sau khi tìm thấy một dạng két sắt cất giữ đồ quý giá của người cổ xưa. Chiếc két này có dấu hiệu bị đục phá, cướp tài sản giá trị ngay trước khi thảm họa xảy ra.

Killgrove nói: “Chủ nhân chiếc hộp giá trị đó có thể cũng ở trong căn phòng. Chiếc hộp có 4 cơ chế khóa giúp bảo vệ những thứ bên trong”.

Các nhà khảo cổ cho rằng, ở thời điểm xảy ra thảm họa núi lửa, cảnh tượng ở thành phố Pompeii cổ xưa hết sức hỗn loạn. Những kẻ phạm pháp nhân cơ hội này gây tội ác khắp nơi.

Nhiều người không biết rõ quy mô thảm họa, ẩn mình dưới hầm trú ẩn nhưng đều bỏ mạng vì nhiệt độ cao.

Ước tính núi lửa Vesuvius phun trào đã tạo ra năng lượng nóng chảy gấp 100.000 lần quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống hai thành phố Nhật Bản. Hơn 1.000 người đã chết trong thảm kịch núi lửa, toàn bộ thành phố bị chôn vùi.

Ngày nay, Vesuvius vẫn là một trong những núi lửa tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất thế giới, đe dọa tính mạng 3 triệu người sống gần đó.

Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết

Núi lửa Krakatoa từng phun trào khủng khiếp cách đây 135 năm, tạo nên thảm họa khiến hàng chục ngàn người chết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN