Bệnh COVID-19 và nỗi sợ quá mức
Ngay khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán, các chuyên gia đã dự đoán rằng sự sợ hãi về căn bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn bản thân loại coronavirus. Làm thế nào để ổn định lòng người và giữ cho họ bình tĩnh, đã trở thành một trọng điểm khác của việc phòng chống dịch bệnh.
Những hành khách người Mỹ trên tàu Diamond Princess được đưa về nước
Bị xua đuổi ngay trên quê hương
Ngày 20/2, hàng trăm dân làng Novi Sanzhary ở tỉnh Poltava của miền trung Ukraine đã tụ tập biểu tình. Họ cố gắng ngăn cản chính phủ đưa 70 người Ukraine di tản khỏi Trung Quốc vào khu vực cách ly nằm gần khu dân cư. Người biểu tình dựng rào chắn, đốt lốp xe và thậm chí ném đá vào những người bị cách ly, dẫn đến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với dân chúng. Sau nhiều giờ đối đầu, chiếc xe bus chở những người cách ly cuối cùng cũng đến được địa điểm được chỉ định.
Cảnh sát Ukraine cho biết 24 người biểu tình đã bị bắt giữ. Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov phải đích thân đến để làm dịu những lo ngại của dân làng. Ông thực sự bị sốc bởi vụ bạo lực, thốt lên: “Những gì chúng ta thấy thật đáng xấu hổ ... đây là lần tôi cảm thấy thất vọng nhất trong cuộc đời mình!”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xin lỗi quốc dân về vụ việc, nói rằng cuộc biểu tình đã không thể hiện “khía cạnh tốt nhất trong tính cách của người Ukraine”. Ông đảm bảo rằng, những người bị cách ly sẽ không gây nguy hiểm cho người dân địa phương. Các quan chức Ukraine cũng bày tỏ lấy làm tiếc về vụ bạo lực. Bộ trưởng Bộ Y tế Ukraine đã cam kết thực hiện đúng thời gian cách ly 2 tuần, đề nghị dân làng không nên lo bị lây nhiễm.
Dù các quan chức y tế Mỹ đã nói rằng các đối tượng tiếp tục được kiểm tra, quan sát và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong thời gian cách ly và trên thực tế họ ít có khả năng mang nCoV. Nhưng điều này vẫn không thể xua tan mối lo ngại của mọi người. Esther Tebeka là một trong 1.000 người Mỹ được di tản khỏi Vũ Hán.
Mặc dù hoàn toàn khỏe mạnh sau thời gian cách ly 14 ngày, nhưng mọi người vẫn không chịu đến gần bà. Bà điều hành một phòng khám Đông y ở Palo Alto, California. Gần đây đã có bệnh nhân hủy bỏ cuộc hẹn mà không báo trước, hoặc đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với bà. Điều này khiến Tebeka cảm thấy không được tôn trọng. Bà phàn nàn: “Chúng tôi không phải là người đã chết”.
Khẩu hiệu kỳ thị người Hồ Bắc được treo công khai bởi chính quyền khu dân cư
Đặng Ái Mỹ, người đã đến Quảng Châu, Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán, nói cô không nhận được bất kỳ chỉ dẫn nào của chính phủ sau khi trở về Mỹ, nhưng đã tự cách ly trong hai tuần. Tuy nhiên, hàng xóm của cô đã gọi báo cảnh sát vì sợ lây nhiễm virus và muốn cô rời khỏi cộng đồng. Một nữ viên chức thậm chí còn bảo Ái Mỹ đừng đi làm nữa hoặc thậm chí “đừng chạm vào dù một cuốn sổ tay”, chỉ vì công ty hai người ở cùng một tòa nhà văn phòng.
Tôi có nên hồi hương?
Nỗi sợ hãi tương tự đang lan rộng ở Trung Á. Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Kazakhstan đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc và vào sáng sớm ngày 20/2, những người dân ở tỉnh East Kazakhstan đã tức giận tụ tập để phản đối khi nghe nói chính phủ có kế hoạch tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 qua biên giới.
Thống đốc tỉnh, ông Danial Akhmetov, nói với người dân địa phương rằng không có kế hoạch như vậy, hy vọng rằng họ bình tĩnh và chính phủ chỉ đặt các cơ sở ở mọi nơi để cách ly những người nghi ngờ nhiễm bệnh. Đồng thời, những người biểu tình cũng yêu cầu chính quyền trục xuất 42 công nhân Trung Quốc đang tham gia xây dựng các tuyến đường bộ quốc tế ở địa phương. Ông Akhmetov phải cam hết sẽ hồi hương 42 công nhân Trung Quốc đã tới Kazakhstan từ vài tháng trước.
Kazakhstan rất giàu tài nguyên dầu khí. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư và đối tác thương mại lớn nhất. Nhưng những lo ngại về nCoV cùng với những thông tin về tình hình Tân Cương trước đó đã làm dấy lên tình cảm chống Trung Quốc ở Kazakhstan.
Một tranh chấp hồi hương khác xảy ra ở Canada. Ruepang Cao, một người đàn ông Trung Quốc 36 tuổi sống ở Toronto, đến Canada năm 2004 xin tị nạn nhưng nay bị từ chối và trục xuất. Ông viết trong một văn bản rằng sau khi đơn xin tị nạn bị từ chối, ông “rất lo lắng về cuộc sống” và nhấn mạnh rằng ông bị trục xuất và “trực tiếp vào vùng dịch bệnh đang lây lan”.
Theo luật của Canada, việc trục xuất có thể bị hoãn lại nếu tòa án thấy rằng người trở về gặp nguy hiểm khi quay về một điểm đến cụ thể. Mặc dù Canada đã ngừng tất cả việc hồi hương đến Vũ Hán, Trung Quốc và các tỉnh lân cận, nhưng các luật sư của chính phủ và thẩm phán cho rằng việc hồi hương của người đàn ông về tỉnh Quảng Đông có nguy cơ lây nhiễm thấp.
Trong khi đó ở Trung Quốc, nơi bùng phát và lây lan dịch bệnh, những người dân Hồ Bắc và Vũ Hán trở thành đối tượng bị tẩy chay ở nhiều nơi. Người ta từ chối không lên máy bay, tàu hỏa, tàu thủy... khi biết có người Vũ Hán đi cùng. Thậm chí có nơi công khai treo băng-rôn “Những người từ Hồ Bắc trở về đều là những quả bom nổ chậm”.
Từ những sự kiện này, có thể thấy rằng khi căn bệnh lây lan, nhiều nỗi sợ hãi đến từ những mối đe dọa chưa biết. Khi các quốc gia tăng cường phòng chống dịch bệnh, họ cũng phải đảm bảo rằng niềm tin của mọi người không bị lung lay.
Số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận tại Ý đã tăng vọt lên ít nhất 76 người, buộc các cơ quan chức năng nước này phải...
Nguồn: [Link nguồn]