Bên trong hầm mộ tráng lệ 3.000 năm tuổi của vị vua nổi tiếng nhất Ai Cập cổ đại
Mặc dù gắn với những lời đồn kỳ bí về lời nguyền của xác ướp Ai Cập, lăng mộ của vị Pharaoh cổ đại luôn cuốn hút số lượng lớn những người tò mò.
Hình ảnh bên trong lăng mộ vua Tut. Bên cạnh chiếc quan tài bằng vàng nổi tiếng, nơi an nghỉ của vị Pharaoh yểu mệnh còn là di tích khảo cổ quan trọng hàng đầu bởi các bức vẽ trên tường ghi lại hình ảnh cuộc sống cổ đại vẫn còn trong tình trạng tốt sau hàng ngàn năm.
Lăng mộ của vị Pharaoh nổi tiếng Tutankhamun cuối cùng cũng được mở cửa rộng rãi với công chúng sau 10 năm nỗ lực miệt mài khôi phục của các nhà khảo cổ học.
Là một trong những vị vua có tên tuổi nhất thế giới cổ đại, Tutankhamun (hay còn gọi là vua Tut) là vị Pharaoh đứng đầu Ai Cập. Vị vua này mới chỉ 9 tuổi khi lên ngôi và trị vì đất nước trong khoảng thời gian 1332 – 1323 trước Công nguyên trước khi qua đời. Cái tên Tutankhamun mang nghĩa hiện thân của Amun – vị thần tối cao đối với người dân Ai Cập cổ đại.
Giờ đây, du khách và những người đam mê lịch sử Ai Cập có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ, kỳ công của lăng mộ. Những nhà khoa học tham gia quá trình bảo tồn di tích đã rất cố gắng thổi sức sống mới vào gian phòng chôn cất xác ướp của vị vua trẻ tuổi yên nghỉ gần 3.000 năm trước.
Một phần các bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ với hình ảnh diễn tả những con người với những công việc, chức vụ, địa vị khác nhau trong xã hội Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia của Viện Bảo tồn Cổ vật Ai Cập tiết lộ thành quả đáng ghi nhận của quá trình phục dựng lần đầu tiên vào tuần trước khi lăng mộ được mở cửa trở lại với công chúng.
Những hình ảnh công bố sau đấy cho thấy sự phục hồi đáng kinh ngạc của căn phòng được trang trí xa hoa với các bức vẽ trên tường ghi lại các hình ảnh quen thuộc của cuộc sống thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Trong quá trình phục dựng, các nhà bảo tồn quyết định để lại những đốm đen bí ẩn được cho là do vi khuẩn sinh sôi trên các bức vẽ do lo sợ việc cố gắng loại bỏ sẽ gây ra nhiều hư hại hơn.
Các nhà khảo cổ học quyết định để nguyên các đốm đen loang lổ trên các bức vẽ do lo ngại việc xóa bỏ sẽ đem lại kết quả tồi tệ hơn.
Zahi Hawass, nhà Ai Cập học phát biểu: "Việc bảo tồn đặc biệt quan trọng cho tương lai của di sản và để nền văn minh vĩ đại này sống mãi."
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc xuất hiện của du khách trong lăng mộ sẽ làm vi khuẩn cùng bụi bẩn xuất hiện trở lại trong hầm mộ.
Trước khi mở cửa rộng rãi đến với công chúng, nhóm bảo tồn di tích đã mất đến 10 năm để khôi phục lại vẻ đẹp cho gian phòng.Vị vua yểu mệnh qua đời khi mới 19 tuổi, ông được chôn cất tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập, nằm bên sông Nile – nơi an nghỉ của các Pharaoh quyền uy khác.
Trước khi mở cửa rộng rãi với công chúng, nhóm bảo tồn di tích đã mất đến 10 năm để khôi phục lại vẻ đẹp cho gian phòng.
Theo các chuyên gia sử học, ngôi mộ của vua Tut có kích thước nhỏ bất thường so với địa vị, quyền lực của ông. Điều này làm dấy lên nghi vấn vị vua đã ra đi trước khi lăng mộ hoành tráng hơn dành cho ông kịp hoàn thành.
Lăng mộ của vua Tutankhamun bị chôn vùi trong lòng sa mạc trong hàng nghìn năm cho đến khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter khai quật thành công vào năm 1922.
Cái chết của Lord Carnarvon - người tài trợ cho cuộc khai quật mộ vua Tut chỉ 6 tuần sau khi cánh cửa lăng mộ được mở ra đã dấy lên những đồn đại kỳ bí vẫn nổi tiếng đến tận bây giờ - lời nguyền của xác ướp Ai Cập.
Quan tài bằng vàng với hàng loạt chi tiết chế tác công phu, nơi đặt thi hài vua Tut – một trong những hiện vật nổi tiếng nhất của ngành khảo cổ học.
Nguyên nhân cái chết của vị vua nổi tiếng đến giờ vẫn là một dấu hỏi lớn bởi không có bất kỳ tài liệu lịch sử nào ghi chép về sự kiện này. Qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện trên cơ thể ông tồn tại vi khuẩn sốt rét – căn bệnh không thể chữa được tại thời điểm đó. Nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra như ông bị ám sát vì bằng chứng trong ngôi mộ cho thấy vua Tut được chôn cất vội vàng.
Nhiều xác ướp được các nhà khảo cổ tìm thấy trong các hầm mộ ngàn năm ở Ai Cập, nhưng liệu phát hiện có dẫn đến...