Bầu cử Pháp: Phe cực hữu đạt bước tiến lịch sử, tới gần quyền lực hơn bao giờ hết

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu của nữ chính trị gia Pháp Marine Le Pen đã giành chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng 1 hôm 30/6.

Nữ chính trị gia đối lập Marine Le Pen tuyên bố đảng RN chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 1 ở Pháp hôm 30/6.

Nữ chính trị gia đối lập Marine Le Pen tuyên bố đảng RN chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng 1 ở Pháp hôm 30/6.

Theo Reuters, các cuộc thăm dò sau bầu cử cho thấy đảng RN giành được khoảng 34% số phiếu. Đây được coi là bước lùi lớn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã kích hoạt tổng tuyển cử vào đầu tháng trước.

Đảng RN của bà Le Pen dẫn trước một cách đáng kể với việc đảng cầm quyền của ông Macron chỉ giành được khoảng 20,5% - 23% số phiếu. Phe cánh tả giành được khoảng 29% số phiếu.

Đây được coi là sự thay đổi đáng kể vì trong cuộc bầu cử Quốc hội gần nhất của Pháp vào năm 2022, đảng RN của bà Le Pen chỉ giành được 18,7% số phiếu.

Reuters nhận định, đảng RN đối lập đang tiến gần tới cánh cửa quyền lực hơn bao giờ hết. Trong những năm qua, bà Le Pen đã thành công trong việc cải tổ đảng RN, xóa bỏ những hoài nghi về quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái trong nội bộ đảng.

Ngược lại, đảng cầm quyền của ông Macron ngày càng mất điểm trong mắt cử tri Pháp vì chi phí sinh hoạt tăng cao và mối lo ngại ngày càng tăng về vấn đề nhập cư.

Thành tích của đảng RN cực hữu năm nay tốt hơn nhiều so với cuộc bầu cử năm 2022.

Thành tích của đảng RN cực hữu năm nay tốt hơn nhiều so với cuộc bầu cử năm 2022.

"Người Pháp đã thể hiện sự sẵn sàng để chúng ta lật sang trang sử mới", bà Le Pen nói với đám đông người ủng hộ sau khi các cuộc thăm dò cho thấy đảng của bà đã giành chiến thắng trong vòng bầu cử đầu tiên.

Cuộc bầu cử vòng 2 ở Pháp sẽ diễn ra vào ngày 7/7. Bà Le Pen sẽ phải lôi kéo các đảng chính trị khác để xây dựng một liên minh giành đa số phiếu. Trong quá khứ, phe trung hữu và cánh tả có xu hướng liên minh với đảng cầm quyền của ông Macron. Nhưng viễn cảnh này có khả năng sẽ không lặp lại.

Tỉ lệ người dân Pháp đi bầu cử ở mức cao cũng là một trong những nguyên nhân giúp đảng RN đối lập giành được đa số phiếu, các chuyên gia cho biết.

Số cử tri Pháp đi bầu cử đạt gần 60%, so với mức 39,42% của hai năm trước. Đây cũng là cuộc bầu cử có tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhất kể từ năm 1986, giám đốc nghiên cứu Mathieu Gallard của tổ chức thống kê Ipsos France cho biết.

Cuộc bầu cử sớm mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi có thể là sự kiện có sức tàn phá lớn nhất kể từ sau chiến tranh, không chỉ đối với Pháp mà cả Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và phương Tây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN