Bất ngờ với radar TQ soi máy bay tàng hình cách 100 km

Công ty công nghệ quân sự hàng đầu Trung Quốc mới đây đã khiến các nhà vật lý bất ngờ khi tuyên bố phát triển loại radar mới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách 100 km.

Bất ngờ với radar TQ soi máy bay tàng hình cách 100 km - 1

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Trung Quốc.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), bước đột phá mới này dựa trên hiện tượng rối lượng tử hay Albert Einstein gọi là “hành động ma quái từ xa".

Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC), một trong số 10 công ty thuộc ngành công nghiệp quân sự do chính phủ Trung Quốc quản lý trực tiếp tuyên bố, hệ thống radar lượng tử mới đã phát hiện mục tiêu cách 100 km trong lần thử nghiệm gần đây.

Đây là kết quả gấp 5 lần “khoảng cách” mà nhóm nghiên cứu đến từ Canada, Đức, Anh và Mỹ thử nghiệm năm ngoái. Cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) cũng tài trợ nghiên cứu tương tự và tập đoàn Lockheed Martin phát triển radar lượng tử riêng phục vụ mục đích chiến đấu. Nhưng tiến trình phát triển dự án quân sự vẫn chưa rõ ràng.

Theo thông báo trên website, CETC nói radar lượng tử đầu tiên của Trung Quốc có “giá trị quân sự quan trọng” bởi nó sử dụng chùm photon lượng tử để phát hiện các vật thể “tàng hình” trước radar thông thường.

Bất ngờ với radar TQ soi máy bay tàng hình cách 100 km - 2

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-2 Spirit của Mỹ.

Giáo sư vật lý tại Đại học Nam Kinh Ma Xiaosong, người từng nghiên cứu radar lượng tử nói ông chưa từng thấy “phát hiện mới này trên các phương tiện truyền thông trước đây”.

“Tầm hoạt động hiệu quả của radar lượng tử, do cộng đồng quốc tế nghiên cứu không đạt được 100 km như thông tin mới này”, ông Ma nói.

Giáo sư Shui Langpeng, nhà nghiên cứu radar quân sự tại Đại học Xidian ở tỉnh Thiểm Tây nói, radar mới của Trung Quốc có tầm theo dõi vật thể vượt xa so với thông báo của CETC. “Thông cáo chính thức bao giờ cũng cắt giảm số liệu so với khả năng hoạt động thực tế”.

Nhiều nhà khoa học bất ngờ bởi cho đến gần đây, ý tưởng chế tạo radar lượng tử vẫn còn thuộc về khoa học viễn tưởng.

Các chùm photon phóng đến mục tiêu có thể thu thập thông tin quan trọng như hình dáng, vị trí, tốc độ, nhiệt độ và cả thành phần hóa học của lớp sơn trên thân mục tiêu. Điều này nghe giống với radar thông thường, sử dụng sóng radio nhưng radar lượng tử phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều lần.

Bất ngờ với radar TQ soi máy bay tàng hình cách 100 km - 3

Radar cảnh báo sớm gắn trên xe tải của Trung Quốc.

Trên lý thuyết, chỉ cần một photon tiếp cận được mục tiêu và đem thông tin trở lại, radar lượng tử cũng có thể phân tích thành phần, hướng di chuyển và tốc độ của mục tiêu.

Tuy vậy, ông Ma đặt ra những thách thức để biến công nghệ radar lượng tử này đi vào thực tiễn. Các photon phải duy trì trạng thái lượng tử, vốn có thể mất đi do rối loạn trong môi trường không khí, dẫn đến việc hạn chế tầm hoạt động của radar lượng tử.

Nghiên cứu đột phá của CETC không hoàn toàn giới hạn trong việc phát hiện máy bay tàng hình. “Đây là lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới”, cơ quan này cho biết, với khả năng phát triển radar cơ động và độ nhạy cao, có thể sống sót trong môi trường tác chiến khắc nghiệt nhất.

Radar lượng tử có thể trở nên cực nhỏ, né tránh tên lửa chống radar của đối phương bởi hiện tượng rối lượng tử là không thể theo dõi được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN