Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km

Quan hệ của Triều Tiên và các quốc gia châu Phi có lịch sử hơn 50 năm và vẫn phát triển, bất chấp lệnh cấm vận bủa vây Bình Nhưỡng.

Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km - 1

Tượng đài được Triều Tiên xây dựng ở châu Phi.

Gần cực nam của châu Phi, cách thủ đô Bình Nhưỡng gần 13.000 km, một khu công nghiệp hoành tráng đang được Triều Tiên xây dựng.

Trong nhiều năm qua, Triều Tiên đã coi các quốc gia châu Phi là nguồn cấp tiền quan trọng bằng cách đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng, bán vũ khí quân sự. Dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên nhưng nguồn thu từ châu Phi cũng góp phần vào quá trình phát triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo bất kì quốc gia nào có hoạt động kinh tế hoặc quân sự với Triều Tiên. Ông Trump yêu cầu các quốc gia này cắt đứt quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng.

Vậy nhưng, quan chức Namibia lại mô tả Triều Tiên là một quốc gia rất khác – đồng minh lâu năm, đối tác phát triển và nhà thầu tin cậy. Kể từ năm 1960, Triều Tiên hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu. Quan hệ chính trị khăng khít này nhanh chóng chuyển thành mối quan hệ kinh tế bền chặt.

Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km - 2

Triều Tiên tham gia nhiều hoạt động xây dựng ở châu Phi.

“Chúng tôi dựa vào họ để phát triển cơ sở hạ tầng”, Frans Kapofi, Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Namibia, nói. Tại châu Phi, những mối quan hệ như vậy không phải hiếm.

Điều tra của Liên Hiệp Quốc cho biết trong năm nay, Triều Tiên đã gửi thiết bị vô tuyến tới Eritrea, vũ khí tự động tới Congo và vũ khí huấn luyện tới Angola và Uganda. “Triều Tiên đang lách cấm vận bằng cách bán những vũ khí bị cấm và tăng dần về quy mô, số lượng, chủng loại”, báo cáo viết.

Yoweri Museveni, Tổng thống Uganda nói rằng ông quen biết nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành trong những lần ghé thăm Bình Nhưỡng trước đây. Lãnh đạo Zimbabwe Robert Mugabe từng gửi 2 con tê giác làm quà tặng cho Bình Nhưỡng năm 1980 (hai con này chết ngay sau đó vì quá trình vận chuyển quá xa xôi và khác biệt khí hậu). Tại Mapoti, thủ đô của Mozambique, một con đường mang tên “Đại lộ Kim Nhật Thành” cũng được xây dựng.

Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Phi đang rất cố gắng duy trì quan hệ với Triều Tiên dù Mỹ hiện vẫn là quốc gia tài trợ tiền nhiều nhất cho châu Phi. Tiếp tục được Triều Tiên hỗ trợ hay vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc là câu hỏi làm đau đầu các lãnh đạo châu Phi.

Bất ngờ nguồn tiền của Triều Tiên cách xa... 1,3 vạn km - 3

Tượng của Tổng thống Mozambique.

“Quan hệ của Bình Nhưỡng với châu Phi cho thấy rằng nước này vẫn còn nhiều quốc gia bè bạn và được lợi từ sự hỗ trợ chính trị trong quá khứ. Đây cũng là nguồn tiền quan trọng cho Triều Tiên và là địa điểm quan trọng đặt các công ty, nhà máy Triều Tiên”, Andrea Berge, chuyên gia Triều Tiên ở Học viện Middlebury, nói.

Theo Washington Post, chính quyền Namibia đã chi 100 triệu USD vào các dự án của Triều Tiên từ năm 2020 tới nay. Con số này có vẻ lớn nhưng vẫn chưa thấm vào đâu với số hàng xuất khẩu trị giá 3 tỉ USD từ Triều Tiên sang Trung Quốc.

Ngoài hoạt động xây dựng, Namibia còn làm ăn với một công ty Triều Tiên mang trên Mansudae để xây dựng nhà máy sản xuất đạn dược và một học viện quân sự. Đây được xem là công ty buôn bán vũ khí lớn nhất của Triều Tiên ra nước ngoài và cũng gửi nhiều công nhân đi xuất khẩu lao động.

Sau khi bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích vì hợp tác với Triều Tiên, Namibia tuyên bố vào năm 2016 sẽ cắt đứt quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng nhưng khẳng định “quan hệ ngoại giao nồng ấm với Triều Tiên vẫn được duy trì”.

Sau đó một năm, Liên Hiệp Quốc phát hiện ra công nhân Triều Tiên đang làm việc ở dự án xây dựng trụ sở mới của bộ quốc phòng Namibia. “Chúng tôi thấy họ thường xuyên”, một cư dân sống gần công trường, nói. “Họ chưa bao giờ rời đi”. Trong một cuộc phỏng vấn, quan chức chính phủ nói rằng họ muốn kết thúc xong hợp đồng xây dựng mới trục xuất người Triều Tiên về nước.

Tuy nhiên, trước áp lực của Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là Mỹ, một số quốc gia châu Phi đã thể hiện thái độ cứng rắn với Triều Tiên. Sau khi bức ảnh một số sĩ quan Triều Tiên mặc quân phục Uganda xuất hiện năm 2016, ngoại trưởng nước này tuyên bố không hề hợp tác với Triều Tiên và phủ nhận mọi cáo buộc liên quan.

Triều Tiên lấy đâu ra tiền nuôi chương trình hạt nhân?

Dù bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nhưng Triều Tiên vẫn dùng 5 cách dưới đây để kiếm tiền, phát triển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh –Washington Post ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN